Ngày 14/08/2013, Samsung đã chính thức giới thiệu sản phẩm OLED Tivi cong đầu tiên của hãng tại thị trường Mỹ, Samsung KN55S9C với màn hình cong 55 inch. Chiếc tivi này được các đại lý tại Mỹ của Samsung bán với giá 8,999 USD. Đây là chiếc tivi màn hình OLED cong 55 inch thứ 2 được bán tại Mỹ, chiếc tivi đầu tiên được bán ra là của “đối thủ truyền kiếp” LG.
Mức giá bán ra của Samsung mặc dù vẫn “cắt cổ”, nhưng cũng đã có một khoảng cách lớn với giá của LG (8,999 USD và 14,999 USD). Sự khác biệt, sức nóng của hai bên đã dần lộ diện và chúng ta cũng không ngạc nhiên khi được chứng kiến trận chiến về giá của hai hãng này sớm.
Giá là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa 2 tivi OLED này, nhưng đó không chỉ là sự khác biệt duy nhất
Màu RGB của Samsung và màu RGB của LG
Một trong những lời hứa lớn nhất về màn hình OLED mà Samsung đã đưa ra là nó sẽ cải thiện chất lượng hình ảnh hơn gấp nhiều lần so với thế hệ công nghệ Plasma và LED LCD truyền thống.
Mỗi điểm ảnh nhỏ tự phát sáng được đặt trực tiếp trên tấm nền màn hình mà không cần tấm lọc màu. Không sử dụng đèn nền, màn hình cong OLED của Samsung sẽ mang đến những màu đen “thực sự là đen” ở tỉ lệ tương phản chưa bao giờ được thấy trên các tivi thông thường.
Tivi OLED của Samsung hay LG đều mang đến chất lượng hình ảnh tốt hơn bất kì chiếc tivi nào khác. Tuy nhiên với hai cấu trúc sắp xếp điểm ảnh khác nhau thì ta khó có thể nói tivi nào mang chất lượng hình ảnh tốt hơn tivi nào.
Như đã nói ở trên, Samsung không sử dụng tấm lọc màu cho màn hình của mình, LG thì lại có một màn hình OLED với các điểm ảnh khá độc đáo. LG sử dụng màn OLED cấu trúc RGBW: Đỏ, xanh lá và xanh dương OLED, xếp chồng lên nhau như một chiếc bánh sanwich. Nhờ đó tạo ra ánh sáng trắng tỏa sáng qua các bộ lọc màu đỏ, xanh lá, xanh dương và trắng/rõ ràng (RGBW). Nghe có vẻ phức tạp nhưng theo LG nó mang lại “cực” nhiều lợi ích quan trọng cho chiếc tivi OLED trong nhà bạn, từ hình ảnh, góc nhìn, đến sự bền bỉ…Samsung thì sử dụng phương pháp sắp xếp điểm ảnh như trên hầu hết các tivi LED LCD và plasma, sử dụng các điểm ảnh RGB truyền thống. Dưới đây là hình so sánh hai công nghệ OLED mà LG đưa ra:
Nguồn ảnh: LG
Multi view:
Một điểm khác biệt rất lớn là thứ mà Samsung gọi là Multi View, nó được giới thiệu lần đầu tiên cách đây hai năm tại CES. Theo Samsung:
– Với tính năng Multi View của Samsung, nó giống như bạn có 2 tivi trong 1. Đầu tiên,2 người có thể xem hai chương trình hoàn toàn khác nhau trên cùng màn hình Full HD, kể cả 3D, trên cùng màn hình với âm thanh phản hồi và điều khiển tách biệt. Tính năng Multi View được nâng cao hơn với kính 3D chủ động của Samsung, nó bao gồm loa cá nhân với âm thanh stereo đầy đủ. Samsung làm cho nó tiện lợi hơn đối với người xem để dễ dàng thay đổi giữa 2 nguồn chiếu chỉ với một nút chạm mà không phải đổi kính.
– Âm thanh thì khá tuyệt với bản mẫu được giới thiệu, tuy nhiên không thể bỏ qua thực tế là bạn cần hai nguồn chiếu trực tiếp riêng biệt nếu cả hai người xem cùng muốn xem truyền hình trực tiếp. Dĩ nhiên, nếu bạn có đủ tiền để mua Samsung KN55S9C, bạn cũng “dư sức” mua hai bộ cáp kết nối hay hai bộ vệ tinh cho nó.
Multi View độc đáo
Câu chuyện về 3D
Như thường lệ, Samsung sử dụng công nghệ 3D chủ động cho màn hình tivi OLED của hãng, trong khi LG lại sử dụng công nghệ thụ động. Samsung cho biết Tivi OLED của họ “tự hào có thời gian phản hồi/đáp ứng nhanh hơn rất nhiều lần so với tivi thông thường, hầu như loại bỏ toàn bộ chuyển động mờ và nhiễu xuyên âm*”.
Chúng ta khó có thể mong chờ sự khác nhau giữa các hoạt cảnh chuyển động nhanh của hai màn hình OLED trong chế độ 2D, nhưng với 3D thì lại là chuyện khác. Nhiễu xuyên âm là điểm yếu lớn nhất về chất lượng hình ảnh của công nghệ 3D chủ động, tuy nhiên chúng ta không nên bất ngờ nếu tivi OLED Samsung KN55S9C lại mang tới chất lượng hình ảnh 3D chủ động tuyệt đẹp và vượt qua chất lượng 3D thụ động của màn hình OLED của LG. Tivi OLED của Samsung đã mang đến một thách thức lớn đối với hình ảnh 3D thụ động trên những tivi có độ phân giải 4K.
Hình ảnh đẹp tuyệt dưới mọi góc nhìn
Thế giới của màn hình cong OLED
Cả Samsung và LG đều đang bỏ qua những tấm nền OLED phẳng và chào hàng những màn hình cong ngày càng nhiều hơn.
Tại sao lại là màn hình cong? Người phát ngôn của LG là Ken Hong đã nói với CNET là họ phải quyết định làm gì đó để tạo ra sự khác biệt của tivi OLED với các tivi màn hình phẳng LED LCD và plasma khác. Ông cũng nói rằng mức giá ban đầu sẽ là khá đắt, không quan trọng màn hình là cong hay thẳng – Lợi thế bán hàng của những chiếc tivi này không chỉ là sự khác biệt về phần cứng, nó còn là trải nghiệm, mang đến một thế giới giải trí tuyệt vời hơn…
Trong tờ “đặc điểm nổi bật của tivi OLED” được công bố bởi nhà bán lẻ Value Electronics đã nêu ra một số lợi ích thiết thực mà màn hình OLED cong này mang lại như: “Người xem có thể thưởng thức một trận đấu bóng đá tự nhiên hơn nhờ trải nghiệm chân thực từ các góc nhìn với chiếc tivi này” và để tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời mà tivi màn hình cong 55 inch mang lại bạn sẽ cần chọn một chỗ ngồi có khoảng cách từ 1,8 đến 3 mét với màn hình để đạt được hiệu quả hình ảnh xuất sắc nhất.
Chúng ta không chắc chất lượng hình ảnh sẽ được cải thiện, nhưng chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm nó hàng ngày.
Màn hình cong ấn tượng
Thiết kế, đặc điểm…
Tivi OLED của Samsung được mô tả như là “Đấu trường bất tận”, với khung viền bao quanh màn hình lớn, một thiết kế mới lạ – tuyệt diệu, tương tự như thiết kế của chiếc tivi 4K Samsung 85 inch.
Tivi OLED Samsung KN55S9C nặng khoảng 27 kg và sâu khoảng 13,5 cm (chỉ tính chiều sâu của tấm nền); chiếc tivi OLED của LG được người ta gọi là một chiếc “bút chì siêu mỏng” với độ dày ở điểm mỏng nhất chỉ 0,45 cm. LG đã mang đến những con số ấn tượng với trọng lượng chiếc OLED 55 inch chỉ có 17,2 kg và sâu khoảng 19,2 cm. Chúng ta có thể thấy 2 chỉ số của 2 hãng khá “đối đầu” nhau.
Mỗi chiếc tivi của mỗi hãng lại luôn có những ưu nhược điểm khác nhau. Ít nhất ta có thể thấy ở đây, LG đã chiến thắng cuộc đua ra mắt khi chiếc OLED 55 inch của LG ra mắt trước Samsung một khoảng thời gian không hề ngắn, thắng về trọng lượng nhẹ và độ dày của tivi. Nhưng Samsung đã mang đến một trải hoàn toàn mới với công nghệ 3D chủ động trên màn hình OLED, với âm thanh sắc sảo tuyệt diệu, với giá thành “quá sức cạnh tranh”. Vậy đó, chọn chiếc tivi nào là lựa chọn của riêng bạn.
* nhiễu xuyên âm: loại nhiễu xuất hiện khi 2 hoặc nhiều đường tín hiệu bị nhiễu sang nhau gây ra hiện tượng tín hiệu của đường truyền này lại trở thành nhiễu của đường truyền kia và ngược lại
Nguồn bài và ảnh: Cnet