Mâm cơm cúng ông Táo cần những gì? Ngày, giờ đưa ông Táo chuẩn nhất

Ngày đưa ông Táo vào 23 tháng Chạp hàng năm luôn là ngày quan trọng mà mỗi gia đình đều đặc biệt chú ý. Vào ngày này, người người nhà nhà đều đi chợ, nấu cơm cúng ông Táo. Vậy mâm cơm cúng ông Táo sẽ cần những gì, hãy cùng Điện máy XANH tham khảo qua bài viết sau nhé!

Ý nghĩa ngày cúng ông Táo:

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Và từ lâu, Ông Táo đã trở thành biểu tượng giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn hạnh phúc, ấm no. Ông Táo ở trong bếp quanh năm nên biết hết mọi chuyện xấu tốt và để vị thần Bếp núc phù hộ cho gia chủ luôn bình yên đầy đủ trong năm.

Cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam sẽ làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

Thời gian đưa ông Táo về trời tốt nhất là khoảng từ 9 giờ – 12 giờ sáng để kịp giờ cho Táo lên đường gặp Ngọc Hoàng (PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho biết). 

1 Những lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ để đưa ông táo về trời

Mâm cỗ

Mâm cỗ cúng ông Táo theo truyền thống sẽ bao gồm đầy đủ những thứ sau đây:

  • Thịt lợn
  • Canh
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò (giò lụa, giò thủ, chả bò)
  • 1 món ăn làm từ cá chép/ món ăn tạo hình cá chép
  • 1 đĩa xôi 
  • 1 đĩa chè 
  • 1 đĩa trái cây
  • 1 bình hoa
  • 1 đĩa gạo, muối
  • 3 chén, 3 đôi đũa
  • 3 chén trà/ rượu

Tuy nhiên, tùy gia đình, bạn cũng có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn, có thể gia giảm, biến tấu cho mâm cỗ vừa phải nhưng vẫn đầy đủ để đưa ông Táo về trời. 

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được giản bớt đi khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.

Mâm cơm cúng ông Táo cần những gì?

Vàng mã

Lễ vật cúng đưa ông Táo sẽ bao gồm:

  • Tiền vàng
  • 3 chiếc mũ (trong đó 2 chiếc mũ có cánh chuồn cho 2 ông Táo và 1 chiếc không có cánh chuồn cho bà Táo)
  • 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy và hình cá chép bằng giấy (nếu không cúng cá chép sống) 

Sau khi cúng mâm cỗ, thắp hương, bạn sẽ đốt hết số vàng mã này đi để tiễn ông Táo chầu Trời.

(Những bộ lễ vật này thường bày bán tại các chợ rất nhiều)

Mâm cơm cúng ông Táo cần những gì?

Cá chép

Theo tương truyền, cá chép là chính là phương tiện duy nhất để ông Táo sử dụng đi về Trời. Chính vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà thường hay mua một vài con cá chép nhỏ, thả vào chậu nước, đặt kế mâm cỗ khi cúng.

Sau khi cúng xong, sẽ thực hiện phóng sanh những chú cá đấy để ông Táo lấy đó làm phương tiện đi chầu Trời.

Mâm cơm cúng ông Táo cần những gì?

2 Giới thiệu 2 mâm cỗ đơn giản, dễ làm cúng ông táo

Mâm cỗ mặn: Gà luộc, chả trứng cuộn ngũ sắc, xôi 2 màu, chè kho, bò xào ớt, canh măng giò heo

Mâm cơm cúng ông Táo cần những gì?

1/ Gà luộc

Nguyên liệu

  • 1 con gà ta
  • 3 nhánh hành lá
  • 1 củ gừng 
  • Dầu ăn, muối, nước tương
  • Dụng cụ: bếp, nồi, dao,…

Cách thực hiện

Bước 1: Mua gà đã được làm sẵn, rửa sạch, cho gà vào nồi lớn, thêm nước ngập gà. Sau đó, cho thêm 2 nhánh hành lá và vài lát gừng vào.

Bước 2: 

  • Đun trên bếp với lửa lớn đến khi nồi nước sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, luộc thêm 30 phút đến khi gà chín.
  • Để biết gà chín hay chưa, bạn dùng đũa, đâm xuyên phần thịt đùi gà, nếu thấy không có nước đỏ hồng chảy ra thì gà đã chín.
  • Vớt gà ra, cho vào rổ cho ráo nước và để gà nguội.

Gà luộc

Bước 3: Băm nhuyễn phần trắng của hành lá và gừng, sau đó trộn chung với một chút muối và dầu ăn để làm sốt ăn cùng gà.

Gà luộc

Bước 4: Khi gà đã nguội, bạn chặt gà thành miếng vừa ăn rồi bày ra dĩa. Thịt gà sẽ ngon hơn khi ăn cùng muối tiêu hoặc có thể chấm cùng nước tương.

Gà luộc

2/ Chả trứng ngũ sắc

Nguyên liệu

  • 100 gram thịt heo xay
  • 200 gram tôm đã bóc vỏ
  • 4 mộc nhĩ thái sợi
  • 1/2 củ cà rốt thái sợi
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 2 lá rong biển
  • Hành lá
  • Dầu hào, nước mắm, bột nêm, tinh bột bắp
  • Dụng cụ: chảo, bếp,…

Cách thực hiện

Bước 1:

  • Cho tôm đã bóc vỏ và thịt heo xay vào máy xay sinh tố và xay đều với 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước mắm, 1 ít hạt nêm.
  • Sau đó, cho hỗn hợp thịt tôm đã xay ra tô, trộn chung với mộc nhĩ thái sợi, cà rốt thái sợi, hành lá cắt nhỏ . Dùng bao tay, trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau.

Chả trứng ngũ sắc

Bước 2: 

  • Bắc chảo lên bếp, cho thêm một xíu dầu, đợi dầu nóng, bạn cho lòng đỏ trứng vào chiên vàng, khi trứng chín bạn cho ra dĩa.
  • Đặt rong biển lên trên trứng, cho hỗn hợp thịt xay vào, dàn đều ra và cuộn tròn lại.

Chả trứng ngũ sắc

Bước 3: Bạn dùng giấy bạc gói cây chả lại, hấp trong vòng 25 phút, rồi vớt ra. Khi chả nguội, dùng dao cắt khoanh tròn rồi xếp ra dĩa.

Chả trứng ngũ sắc

3/ Xôi hai màu

Nguyên liệu

  • 400 gram gạo nếp
  • 1 quả gấc, 1 quả dành dành
  • Nước cốt dừa, dừa bào sợi
  • Rượu trắng, dầu ăn
  • Dụng cụ: xửng hấp, bếp, khuôn,…

Cách thực hiện

Bước 1:

  • Gạo nếp vo sạch, chia làm 2 phần bằng nhau. Ngâm qua đêm cho gạo nở, khi nấu sẽ chín nhanh hơn.
  • Gấc cắt đôi, lấy phần thịt gấc trộn với một ít rượu trắng, rồi bạn bóp cho đến khi phần thịt gấc tách khỏi phần hạt.
  • Quả dành dành ngâm nước ấm đến khi thấy vôi màu vàng thì lọc lấy nước bỏ hạt.

Xôi hai màu

Bước 2:

  • Trộn phần thịt gấc với 1/2 nếp để hạt nếp áo đều màu của gấc.
  • 1/2 nếp còn lại bạn trộn với nước của quả dành dành để nếp có màu vàng.

Xôi hai màu

Bước 3:

  • Bạn dùng xửng hấp xôi, khi hấp cho 1 chút xíu dầu ăn để xôi được bóng và mềm hơn.
  • Khi xôi chín rồi bạn sẽ dùng khuôn để định hình xôi, giúp món ăn thêm phần bắt mắt.

Xôi hai màu

4/ Canh măng

Nguyên liệu

  • Măng khô
  • Móng giò, sườn
  • Hành lá, hạt nêm.
  • Dụng cụ: chảo, nồi, bếp

Cách thực hiện

Bước 1:

  • Măng khô ngâm với nước vo gạo trước 3-5 ngày để măng nở và loại bỏ bớt độc tố có trong măng. Mỗi ngày đều thay nước vo gạo 1-2 lần. Khi măng đã nở, cắt miếng vừa ăn, luộc măng 2-3 lần.
  • Móng giò và sườn rửa sạch, chần qua nước sôi có một ít muối rồi rửa lại với nước.

Canh măng

Bước 2:

  • Măng luộc xong, bạn cho lên chảo vào cùng một ít hạt nêm.
  • Bạn cho móng giò và sườn vào nồi hầm cùng một ít nước mắm, đảo đều. Sau đó cho thêm một lượng nước đủ ăn vào nồi nấu. Khi nước sôi, bạn hớt bỏ phần bọt nổi để nước dùng được trong và ngon hơn.

Canh măng

Bước 3:

  • Sau khi hớt bỏ bọt, bạn cho phần măng đã xào vào, đậy nắp lại và bắt đầu ninh cho móng giò và sườn được mềm.
  • Sau 30 phút, món ăn của bạn gần như đã hoàn thành, bạn nêm nếm lại gia vị, cho một ít hành lá cắt nhỏ, rồi cho ra tô và thưởng thức.

Canh măng

5/ Bò xào ớt

Nguyên liệu

  • 150 gram thịt bò
  • 8 quả ớt đà lạt loại dùng để xào
  • Nước tương, dầu mè, dầu ăn, muối, tiêu, rượu trắng
  • Dụng cụ: chảo, bếp,…

Cách thực hiện

Bước 1:

  • Thịt bò thái lát, sau đó ướp cùng với 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng cà phê dầu mè, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
  • Sau khi ướp xong, bạn xào thịt bò trên chảo với lửa lớn, thịt vừa chín tới là tắt lửa ngay để thịt vẫn giữ được độ mềm và vị ngọt vốn có.

Bò xào ớt

Bước 2:

  • Ớt thái nhỏ, xào trên chảo với lửa lớn khoảng 30 giây rồi cho 1 muỗng canh rượu vào. Xào thêm 30 giây nữa rồi cho thịt bò vào.
  • Nêm nếm món ăn trên bếp với một ít muối, đường, tiêu cho vừa miệng rồi đảo đều 1-2 phút, sau cùng tắt bếp và bày món ăn ra dĩa.

Bò xào ớt

6/ Chè kho

Nguyên liệu

  • 200 gram đậu xanh không vỏ
  • 30 ml nước cốt dừa
  • Lá dứa, mè rang
  • Muối, đường
  • Dụng cụ: máy xay sinh tố, xửng hấp, bếp,…

Cách thực hiện

  • Đậu xanh sau khi vo sạch bạn ngâm với nước ấm qua đêm cho đậu nở. Sau đó, bạn cho đậu vào xửng hấp cùng một ít lá dứa cho thơm, thời gian hấp khoảng 25-30 phút. Tiếp đến bạn cho đậu đã hấp vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
  • Cho đậu xanh đã xay hòa chung với đường, muối, nước cốt dừa, đảo đều trên chảo với lửa nhỏ. Bạn sên đến khi đậu xanh quyện lại thành một khối thật mịn.

Chè kho

  • Cho đậu xanh sau khi sên vào khuôn để tạo hình. Rắc một ít mè lên bề mặt là bạn có thể thưởng thức ngay món ăn này rồi.

Chè kho

Mâm cỗ mặn: Súp tóc tiên rau củ, bì cuốn chay, salad tôm, cà chua nhồi đậu hũ, xôi gấc

Mâm cơm cúng ông Táo cần những gì?

1/ Súp rau củ tóc tiên

Nguyên liệu

  • 1 củ cà rốt
  • 1/2 đòn chả lụa
  • 300 gram nấm đùi gà
  • 1 bịch tóc tiên (1 loại rong biển)
  • Ngò băm
  • Gia vị: muối, tiêu, dầu mè, hành phi.
  • Dụng cụ: nồi, bếp,…

Cách thực hiện

Bước 1: Cà rốt, chả lụa, nấm đùi gà cắt thành hạt lựu. Tóc tiên ngâm với nước ấm cho mềm.

Bước 2: Cho nồi lên bếp, thêm lượng nước vừa đủ, khi nước sôi cho hết tất cả nguyên liệu vào, nêm gia vị vừa ăn (có thể cho một chút bột sắn hoặc bột năng để súp sệt lại, ăn sẽ ngon hơn).

Súp rau củ tóc tiên

2/ Salad cá chép

Nguyên liệu

  • 200 gram tôm 
  • 1 bó xà lách xoăn
  • Cà rốt bào sợi
  • Sốt mayonnaise
  • Rau câu sợi khô (mua tại siêu thị hoặc cửa hàng bán đồ khô, gia vị tại chợ)
  • Nho khô một ít trang trí
  • Dụng cụ: nồi, bếp,…

Cách thực hiện

Bước 1: Tôm luộc bóc vỏ. Xà lách rửa sạch, vẩy ráo nước. Rau câu sợi ngâm mềm.

Bước 2: Bạn cắt tôm làm đôi theo chiều dọc, xếp làm thành đầu cá. Xà lách làm thân cá, cho thêm vài sợi cà rốt bào lên lưng cá, thêm sốt mayonaise. Rau câu sợi xếp thành đuôi cá.

Salad cá chép

3/ Cà chua nhồi tàu hủ

Nguyên liệu

  • 3 trái cà chua
  • 1 miếng tàu hũ (lấy ruột trắng)
  • Vài tai nấm mèo
  • 1/2 đòn chả lụa
  • Gia vị: muối, tiêu
  • Dụng cụ: chảo, bếp,…

Cách thực hiện

Bước 1:  

  • Cà chua rửa sạch, cắt đôi bỏ hạt.
  • Nấm mèo ngâm mềm băm nhuyễn.
  • Chả lụa cắt hạt lựu nhỏ.
  • Ruột trắng tàu hũ tán nhuyễn.

Bước 2:  

  • Cho nấm mèo, chả lụa, ruột tàu hũ lên chảo xào, thêm gia vị vừa ăn. Sau đó nhồi phần nhân vào cà chua đã được nạo rỗng ruột.
  • Chiên sơ cà chua bằng cách úp mặt nhồi xuống chiên để cố định phần nhân không rời ra.

Cà chua nhồi tàu hủ

4/ Bì cuốn chay

Nguyên liệu:

  • Bì chay, thính
  • Vỏ tàu hũ không
  • Rau húng quế
  • Bánh tráng cuộn
  • Nước mắm chay chấm kèm

Cách thực hiện

Bước 1: 

  • Cắt vỏ tàu hũ chiên thành sợi dài.
  • Bì chay trộn thính.
  • Rau húng quế rửa sạch nhặt lấy lá.

Bước 2: Bạn làm mềm bánh tráng rồi cho bì, tàu hũ và rau vào cuộn lại. Sau đó trang trí ra đĩa cùng với ít lá húng quế.

Bì cuốn chay

Tham khảo thêm một số món thường xuất hiện trong mâm cỗ cúng ông Táo

– Bắp cải cuốn thịt hấp

– Lòng mề gà xào đậu hà lan, cà rốt

– Nem rán/ chả giò ( nhân: thịt, trứng gà, cà rốt, giá)

– Canh mộc hầm củ quả ( Nguyên liệu: xương heo, giò sống, bắp ngọt, đậu cove, cà rốt, nấm hương, su su,…)

– Dưa hành, dưa kiệu, dưa món

Xem thêm:

Tổng hợp cách làm 9 món ăn hấp dẫn cần chuẩn bị sớm để đón Tết

Cách chọn hạt dưa, mứt, bánh kẹo ngon và an toàn cho ngày tết

Hi vọng với những gợi ý bên trên, các bạn sẽ chuẩn bị một mâm cơm thật đủ đầy để tiễn ông Táo chầu Trời nhé! Chúc các bạn năm mới bình an!