Công nghệ lấy nét theo pha đã tạo nên cuộc cách mạng trong nhiếp ảnh. Vậy công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel là gì, cơ chế hoạt động như thế nào và những dòng máy ảnh nào sở hữu công nghệ độc đáo này?
1 Lấy nét tự động Dual Pixel là gì?
Công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel đã được hãng Canon giới thiệu vào năm 2013 trên dòng máy ảnh EOS 70D. Sau đó, công nghệ này tiếp tục được xuất hiện trên các điện thoại thông minh của Samsung cũng như các hãng máy ảnh lớn khác.
Công nghệ lấy nét theo pha tự động (Dual Pixel Auto Focus), chúng ta có thể gọi nó là công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel, cho phép sử dụng hầu hết 100% pixel phục vụ lấy nét mà không bị hạn chế so với công nghệ lấy nét pha thông thường.
Cảm biến camera chứa nhiều điểm ảnh (pixel) trên đó, nó có nhiệm vụ bắt sáng và xử lý hình ảnh được chụp bởi các photo di-ốt có trong các điểm ảnh. Mỗi pixel trên cảm biến sẽ có hai đi-ốt ảnh (photo diod) có thể hoạt động cùng nhau. Một đi-ốt ảnh có nhiệm vụ chụp ảnh pha, và một đ-iốt ảnh chụp ảnh tương phản.
Sau đó, hình ảnh của hai đi-ốt ảnh này được kết hợp lại với nhau để cho ra ảnh cuối cùng, nghĩa là công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel sẽ mang lại tốc độ bắt nét nhanh chóng và cho hiển thị hình ảnh được chính xác hơn, cũng như tập trung đúng vào chủ thể hơn.
2 Nguyên lý hoạt động của lấy nét tự động Dual Pixel
Để hiểu rõ công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel, bạn có thể so sánh nó với nguyên lý hoạt động của công nghệ lấy nét theo pha thông thường (Phase Detection Auto Focus, viết tắt là PDAF).
Lấy nét theo pha (PDAF) là công nghệ được kế thừa từ máy ảnh chuyên nghiệp DSLR. Trong máy ảnh DSLR, có 2 cảm biến: cảm biến lấy nét và cảm biến hình ảnh.
Thông thường, cảm biến lấy nét được sử dụng là để phát hiện ảnh pha, còn cảm biến hình ảnh được sử dụng là để phát hiện độ tương phản để lấy nét ảnh tự động.
Các điểm ảnh (pixel) trên cảm biến được chế tạo đặc biệt để lấy nét pha. Các điểm ảnh lấy nét pha này bị che đi một nửa. Vì thường một cặp điểm ảnh lấy nét pha sẽ có một pixel bị che bên trái, còn một pixel bị che bên phải.
Do đó, các pixel này cũng trở thành các pixel bị lỗi vì chúng không thu được đầy đủ thông tin ánh sáng (vì bị che mất một nửa). Nói một cách khác, các pixel lỗi này không có ý nghĩa về ảnh mà chỉ có ý nghĩa phục vụ lấy nét.
- Nếu trên cảm biến có nhiều điểm ảnh lấy nét pha, thì việc lấy nét pha trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, nhưng lại có nhiều pixel bị lỗi. Tương tự, nếu ít điểm ảnh lấy nét pha trên cảm biến thì sẽ không lấy nét nhanh, kém chính xác, nhưng lại hạn chế pixel bị lỗi. Vì thế, các cảm biến của công nghệ lấy nét theo pha thông thường chỉ dừng lại dưới 5% tổng số điểm lấy nét pha của cảm biến.
- Trong khi, công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel cho khả năng lấy nét theo pha trên mỗi điểm ảnh với số lượng nhiều hơn. Tất cả các pixel đều gồm có hai phần để phục vụ lấy nét theo pha, nghĩa là 100% các pixel của cảm biến lấy nét tự động Dual Pixel đều có chức năng như nhau, lấy cả nét và mang thông tin về hình ảnh mà không bị lỗi pixel.
3 Ưu điểm và công dụng của lấy nét tự động Dual Pixel
Công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel cho số lượng ảnh đi-ốt (photo diod) trong các điểm ảnh được tăng lên đến 95% và tốc độ điểm ảnh chính xác hơn nhiều. Công nghệ này giúp cho bạn chụp rõ những vật thể đang chuyển động với tốc độ cao, và tất nhiên việc chụp ảnh trong lúc bạn di chuyển bằng xe cũng đáp ứng rất tốt.
Ngoài ra, độ sáng của ảnh khi chụp bởi Dual Pixel cũng tăng thêm 25% và thực sự chất lượng ảnh đầu ra của thiết bị sở hữu công nghệ này sẽ không thua các máy ảnh chuyên nghiệp tầm cỡ.
4 Các loại máy ảnh được trang bị công nghệ lấy nét Dual Pixel
Một số các thiết bị có sở hữu công nghệ lấy nét theo pha tự động Dual Pixel như:
Máy ảnh Canon
- Máy quay phim C300, C200 và C100
- Máy ảnh không gương lật M5, M6 và M50
- 1 DX Mark II, 5D Mark IV, 6D Mark II, 7D markII, 70D, 77D, 80D, Rebel T71 (gọi là DSLR EOS 800D) và DSLR Rebel SL2 (EOS 200D)
Điện thoại thông minh
- Samsung Galaxy S7 và S7 Edge; Samsung S8, S8+, S9 và S9+.
- Google Pixel 2 của Google
- Điện thoại HTC U11
Ngoài ra, một số dòng máy ảnh Nikon, Fuji, Panasonic và Olympus cũng được trang bị công nghệ lấy nét theo pha tự động Dual Pixel này.
5 Tương lai của lấy nét theo pha Dual Pixel trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh
Công nghệ lấy nét theo pha tự động – Dual Pixel Auto Focus, sẽ trở thành nền tảng trong ngành nhiếp ảnh. Vì mỗi pixel trên cảm biến có khả năng ghi lại và thể hiện chất lượng tốt hơn so với công nghệ cũ mà bạn chưa kịp nhận ra điều này.
Chẳng hạn, máy ảnh trang bị công nghệ lấy nét Dual Pixel đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà làm phim. Vì đối với mỗi cảnh, khoảng cách từ máy ảnh đến nhân vật (hoặc chủ thể) đều được đo và tập trung lấy nét dù cho chủ thể ấy có di chuyển đi đâu.
Thông thường, người sử dụng máy ảnh sẽ phải tự di chuyển ống kính đến các điểm lấy nét đã được xác định trước đó. Nếu sử dụng máy ảnh công nghệ lấy nét theo pha Dual Pixel, nhà làm phim sẽ lấy nét một cách chính xác với tốc độ nhanh mà không cần phải di chuyển ống kính quá nhiều.
Ngoài ra, người dùng có thể chạm trên màn hình LCD của máy ảnh một cách nhanh chóng để thay đổi tiêu điểm vào một đối tượng khác. Công nghệ này sẽ nhanh chóng lấy nét tối đa khi chuyển cảnh dù lúc đó ánh sáng có mạnh hay nằm trong vùng tương phản ảnh cao.
Nói tóm lại, công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel mang lại tốc độ lấy nét nhanh và chính xác cao, sẽ là công nghệ tuyệt vời trên máy ảnh và điện thoại mà bạn có thể khám phá cho nhu cầu sắp tới.
Xem thêm:
- Tiêu cự trên máy ảnh là gì? Có ý nghĩa gì trong việc chụp ảnh?
- Độ sâu trường ảnh là gì? Cách thiết lập để chụp ảnh đẹp nhất?