Đồng hồ cơ là loại đồng hồ vẫn rất phổ biến hiện nay, mặc dù đồng hồ điện tử đã ra đời. Nguyên nhân ngoài do đồng hồ cơ có kiểu dáng đẹp mắt, nó còn có khả năng sử dụng năng lượng được lên từ dây cót. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng đồng hồ cơ Automatic đúng cách.
1 Phân loại đồng hồ dựa trên cách lên dây cót
Có 2 loại đồng hồ cơ: Đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay (Hand winding) và đồng hồ cơ lên dây cót tự động (Automatic).
Điểm giống nhau giữa 2 loại này là chúng đều là đồng hồ cơ, sử dụng năng lượng sinh ra từ dây cót. Nguồn năng lượng này không tồn tại vĩnh cửu mà cần được nạp thường xuyên. Đối với đồng hồ cơ Automatic, việc lên dây sẽ tự động diễn ra khi bạn cử động cơ tay. Trong khi đôi với đồng hồ cơ Handing, bạn phải lên dây cót thủ công bằng cách vặn cót.
Tức là, nếu bạn là 1 người năng động, thường xuyên cử động mạnh và nhiều thì đồng hồ cơ Automatic sẽ phù hợp với bạn. Còn nếu bạn thích chăm chút đồng hồ hơn, hay bạn muốn trông lịch lãm hơn thì nên chọn đồng hồ cơ Handing, bởi thiết kế tinh xảo, cầu kì hơn.
Nguồn năng lượng duy trì bên trong đồng hồ cơ:
Ở 1 số loại đồng hồ cơ sẽ có máy đo giúp bạn dễ dàng biết được nguồn năng lượng dự trữ đang là bao nhiêu. Tuy nhiên, ở một số khác sẽ không có chỉ số đó mà bạn phải tự ước lượng. Thông thường, nguồn năng lượng này sẽ kéo dài gấp 2 – 3 lần so với thời gian mà bạn cử động để lên dây cót. Ví dụ, 1 ngày bình thường bạn đeo đồng hồ khoảng 12 giờ, thì sau khi tháo ra, đồng hồ sẽ chạy được 24 – 36 giờ cho đến khi dừng hẳn.
2 Cách chỉnh dây cót đồng hồ cơ
Lên dây cót bằng tay (Hand winding)
Việc lên dây cót bằng tay đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận. Bởi vì nếu lên dây quá mạnh tay sẽ gây ảnh hưởng đến bộ dây cót bên trong.
Để lên dây cót bằng tay, đầu tiên, bạn nên tháo đồng hồ ra khỏi tay. Sau đó, giữ chặt mặt đồng hồ và bắt đầu vặn núm. Vặn theo chiều kim đồng hồ (từ dưới lên trên), mỗi lần vặn là nửa vòng, cho đến khoảng 20 – 40 vòng hoặc đến khi bạn cảm thấy vừa đủ chặt thì dừng lại.
Lưu ý:
- Không nên lên dây cót quá chặt. Vặn núm dây cót đến khi bạn cảm nhận được độ chặt vừa đủ thì dừng lại, tránh việc căng quá mức làm đứt dây cót.
- Không nên lên dây cót trong lúc đeo đồng hồ trên tay. Chẳng những khiến bạn thao tác sẽ khó khăn mà còn làm chệch núm xoay.
- Nên đặt 1 khoảng thời gian cố định để lên dây cót. Chẳng hạn mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, trước khi đi ngủ,… để tránh việc quên lên dây cót.
Lên dây cót tự động (Automatic)
Với loại đồng hồ cơ này, việc lên dây cót sẽ thuận tiện và đơn giản hơn. Bạn chỉ cần cử động tay thì cơ chế đồng hồ sẽ tự động lên dây cót và nạp năng lượng giúp bạn.
Điều này có nghĩa là, trong hoạt động hàng ngày, bạn nên có những cử động nhỏ nơi cánh tay, có thể là chạy bộ, bắt tay,… Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về việc cử động tay liên tục. Bởi vì nếu bạn đeo đủ 8 giờ thì năng lượng đã đủ duy trì cho 1 ngày.
Lưu ý:
- Ở một số đồng hồ cơ Automatic có sẵn núm vặn dây cót. Bạn có thể sử dụng chúng để lên dây cót thủ công. Nếu không có, bạn cũng có thể cầm đồng hồ lên và lắc nhẹ 20 – 40 lần cho dây cót lên tự động.
- Vì năng lượng lưu trữ trong đồng hồ cơ không vĩnh viễn, nên nếu bạn không sử dụng trong thời gian dài thì đồng hồ sẽ ngưng hoạt động. Do đó, bạn cũng nên kiểm tra trạng thái của đồng hồ thường xuyên.
Xem thêm:
- Đồng hồ automatic (cơ tự động) chạy được bao lâu? Có cần lên dây cót không?
- Đồng hồ cơ bị đứt dây cót – Nguyên nhân và cách khắc phục.
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn những cách lên dây cót cho đồng hồ cơ. Hi vọng bạn sẽ thực hiện thành công!