Bên cạnh là một nguồn thực phẩm trong đời sống, sừng trâu, da trâu được biết đến trong y học với nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Vậy những công dụng này là gì? Bài viết này sẽ trả lời giúp bạn.
1Tác dụng của của sừng trâu, da trâu
Tác dụng của sừng trâu
Sừng trâu – tên thuốc là ngưu giác hay thủy ngưu giác. Dược liệu có vị ngọt, đắng, hơi chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống co giật, tiêu sưng, mát huyết, giảm đau, giải độc, cầm máu.
Sách Danh y biệt lục viết: “Sừng trâu có thể dùng chữa chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường”. Sách Đại Minh bản thảo cũng viết: “Sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao”.
Các nhà khoa học cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của sừng trâu, cho thấy việc sử dụng sừng trâu mang lại kết quả điều trị cơ bản với 30 loại bệnh: viêm não B, trẻ nhỏ sốt nóng trong mùa hè, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt…
Tác dụng của da trâu
Da trâu – tên thuốc là ngưu bì. Đem cạo bỏ hết lông, thịt, gân, màng, cắt thành từng miếng, phơi hay sấy khô. Khi dùng, để nguyên bản hoặc chế biến thành keo.
Da trâu vốn chứa các chất canxi, gepatin, keratin và protid, có vị mặn, ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc.
Một vài công dụng của da trâu có thể kể đến như:
– Chữa phong thấp, chân tay đau nhức
– Giảm đau, cầm máu
– Chữa tiểu són, táo bón
– Thuốc cầm máu
Nguồn: suckhoevadoisong.vn
2Các món đặc sản được chế biến từ da trâu
1. Nộm da trâu
Nộm da trâu là một đặc sản vô cùng độc đáo của bà con người dân tộc Thái. Da trâu được hơ trên bếp lửa cho sạch lớp lông dày, cứng và diệt khuẩn. Sau đó, người ta sẽ cạo bỏ lớp vỏ ngoài cùng cứng và đen, chỉ còn lại miếng da màu vàng trong.
Sau khi sơ chế xong, da trâu được đem tẩm ướp gia vị. Người Thái thường ướp da trâu với những gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc như trám rừng, tỏi, nước măng chua và mắc khén rồi trộn thêm lạc rang và bày ra đĩa kèm với các loại rau rừng như hoa chuối hay ra dớn…
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được miếng da trâu sần sật, đậm đà thấm vị mắc khén tê tê thơm thơm, có vị măng chua thanh thanh dịu mát, vị rau rừng hăng hăng, đắng đắng mà ngọt ngọt, vị bùi bùi của lạc rang ăn bao nhiêu cũng không ngấy, càng ăn càng mê.
2. Da trâu muối chua
Da trâu muối chua là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết của đồng bào Thái Sơn La.
Nguyên liệu để làm món da trâu muối, bà con chuẩn bị da trâu miếng dày mịn, củ riềng giã nhỏ, gạo rang thơm giã nhỏ thành thính, một lượng tỏi bóc, ớt thái nhỏ vừa đủ, cùng các gia vị khác như đường, muối, mì chính.
Da trâu muối miếng khi ăn có bì giòn sần sật, bùi, chua, có hương vị của riềng lẫn vị cay cay của ớt, mùi thơm rất dễ ăn.
3. Canh da trâu gác bếp
Trong khi người Thái ở Tây Bắc chế biến món ăn từ da trâu tươi với nộm da trâu, thì người Mường ở Hòa Bình lại có một đặc sản khác là da trâu gác bếp.
Để chuẩn bị da trâu gác bếp, bà con thường cắt miếng da trâu, làm sạch lông rồi xiên vào que và treo lên gác bếp. Miếng da trâu được hun khói trong vài tháng, khói của những loại củi gỗ trong rừng bám lấy da trâu, sấy da trâu tới khô.
Trước mỗi khi chế biến canh da trâu, da trâu gác bếp được ngâm nước nhiều giờ cho mềm ra rồi đem thái, ướp gia vị rồi đem nấu với các loại rau rừng như măng đắng, khoai môn hoặc nước xương.
Bát canh da trâu gác bếp có mùi vị rất đặc biệt: da trâu gác bếp trong nhiều tháng liền nhưng vẫn giữ được vị đặc trưng, nhất là vị ngọt, lại kèm thêm mùi thơm lạ của những loại gỗ rừng bám trên da.
Da giòn sần sật, dai dai, đậm đậm, quyện với vị cay của sả, ớt, vị ấm nóng của mắc khén, vị thanh bùi của rau rừng, tạo nên một hương vị rất hấp dẫn.
Xem thêm:
- Cách nấu lẩu thịt trâu nhúng mẻ ngon
- Cách ăn thịt trâu gác bếp đúng chuẩn ngon tuyệt vời
- Cách làm 3 món thịt trâu xào ngon dễ, xào tỏi, xào rau cần, xào sả ớt
Trên đây là bài viết lý giải sừng trâu, da trâu có tác dụng gì, cũng như giới thiệu mmột vài món đặc sản được chế biến từ da trâu. Mong rằng bài viết đưa a những thông tin thú vị và hữu ích với bạn!