Những ưu nhược điểm khi chọn mua điện thoại Android

Không phải ngẫu nhiên mà hệ điều hành Android lại có thể chiếm đến 75% thị phần Smartphone hiện nay. Để có được những thành quả như vậy chắc hẳn hệ điều hành Android có những điểm mạnh và lợi thế riêng so với các hệ điều hành khác như IOS, WindowPhone, BlackBerry …

Phần lớn các thiết bị di động hiện nay đều sử dụng hệ điều hành Android

Phần lớn các thiết bị di động hiện nay đều sử dụng hệ điều hành Android

Mặc dù vậy, bên cạnh những điểm mạnh, hệ điều hành này vẫn tồn tại những yếu điểm. Vậy câu hỏi được đặt ra là: “liệu có nên lựa chọn một chiếc điện thoại Android hay không?”, “hệ điều hành này có ưu nhược điểm như thế nào?”. DienmayXANH.com sẽ phân tích một số ưu, khuyết điểm của hệ điều hành này để bạn có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong thời điểm hiện tại.Ưu điểm

1. Mã nguồn mở

 Android là hệ điều hành có mã nguồn mở

Android là hệ điều hành có mã nguồn mở

Trong khi các hệ điều hành như iOS, WindowPhone sử dụng mã nguồn đóng thì Android lại đi ngược lại bằng cách mở mã nguồn và cung cấp cho người dùng tùy ý chỉnh sửa, mặc sức “xào nấu” mà không có sự can thiệp hay cấm cản từ Google. Do đó, trước khi các nhà sản xuất lớn như Samsung, Sony, LG, HTC, Oppo … cài đặt hệ điều hành Android trên thiết bị của mình thì họ đã tinh chỉnh và bổ sung rất nhiều thứ từ giao diện, đến vô số những tính năng thông minh, tiện lợi.Mỗi hãng có một cách tùy biến giao diện khác nhau

Mỗi hãng có một cách tùy biến giao diện khác nhau

Mỗi hãng đều có cách thiết kế giao diện khác nhau, ví dụ như HTC có giao diện Sense, Samsung có giao diện TouchWiz, Sony có giao diện Timescape, giao diện Android gốc trên các thiết bị Nexus của Google … Về tính năng, mỗi hãng sẽ lựa chọn và bổ sung những tính năng thông minh cho các thiết bị của mình. Ví dụ: HTC tích hợp BlinkFeed và thời tiết trên các thiết bị của mình, Sony bổ sung tính năng nghe nhạc nổi tiếng Walkman, Samsung mang đến người dùng những tính năng như: dừng thông minh, thao tác tay không chạm, đo nhịp tim ….Vì vậy, nếu lựa chọn thiết bị sử dụng hệ điều hành Android thì bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn phong phú từ giao diện đến những tính năng thông minh hữu ích.Android là hệ điều hành có mã nguồn mở

Người dùng có thể tùy chỉnh, kéo thả widget lên màn hình chủ theo ý mình

Thêm một điều mà các hệ điều hành khác như iOS, WindowPhone không có được đó là việc tự thiết kế giao diện màn hình HomeScreen. Bạn có thể tự kéo thả những icon, Widget, đồng hồ, thời tiết, tin tức, bản đồ … và bất cứ gì cũng có thể để ra ngoài màn hình chính.

2. Giá cả hợp lý từ bình dân đến cao cấp

Nhiều mức giá để lựa chọn

Nhiều mức giá để lựa chọn

Mức giá để sở hữu một thiết bị là vấn đề mà không ít người quan tâm đến. Với các thiết bị Android, trong khoảng từ 1 – 20 triệu đồng, bạn sẽ có muôn vàn những lựa chọn, từ những thiết bị bình dân vừa túi tiền đến những thiết bị cao cấp sở hữu vô số những tính năng hữu ích. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng điện tử như Samsung, LG, Sony, Lenovo, Oppo, Huawei … tung ra hàng loạt các sản phẩm đủ mọi kích cỡ, đủ mọi mức giá vì vậy người dùng sẽ có nhiều sự để lựa chọn hơn so với các thiết bị sử dụng hệ điều hành khác.

3. Kho ứng dụng Google Play Store đồ sộ

Kho ứng dụng Google Play Store

Kho ứng dụng Google Play Store

Trước đây, khi mới ra mắt kho ứng dụng Google Play chỉ vỏn vẹn có một số ứng dụng. Nhưng đến nay, kho ứng dụng này đã đạt đến hơn 650.000 ứng dụng, trong đó có rất nhiều ứng dụng miễn phí mà vô cùng tiện dụng. Đây cũng là lý do để giải thích cho sự phát triển chóng mặt của hệ điều hành Android trong thế giới di động. Nếu bạn sử dụng một thiết bị Android, chắc hẳn bạn sẽ không phải bận tâm vì “thiếu ứng dụng để cài” mà cái bạn sẽ bận tâm đó là “không đủ bộ nhớ để cài”.

4. Dễ sử dụng

Thân thiện và dễ sử dụng

Thân thiện và dễ sử dụng

Có lẽ hệ điều hành Android chưa chắc đã dễ sử dụng hơn các hệ điều hành khác (điều này tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người), nhưng vì nó đã quá phổ biến trên các thiết bị di động, nên chắc hẳn bạn không cảm thấy lạ lẫm gì với nó nữa. Bạn sẽ có 2 môi trường để làm việc trên các thiết bị Android, đó là màn hình chính (HomeScreen) và menu chính. Màn hình chủ giống như một ngôi nhà của bạn, gồm có các bức tường xung quanh mà bạn có thể thõa sức trang trí, treo đồng hồ, dán lịch, đặt máy nghe nhạc … Menu chính thì giống như trong hộc bàn của bạn, có đầy đủ những thứ bạn cần như: máy nhắn tin, máy nghe nhạc, điện thoại, máy chụp hình …Khuyết điểm

1. Khả năng dọn rác kém

Rác là những dữ liệu tồn đọng trong bộ nhớ đệm của ứng dụng

Rác là những dữ liệu tồn đọng trong bộ nhớ đệm của ứng dụng

Sau một thời gian sử dụng thiết bị Android, các dữ liệu của ứng dụng đã được lưu trong bộ nhớ đệm, mà máy không có quá trình tự động để dọn dẹp chúng đi. Những dữ liệu này nếu không được dọn dẹp sẽ vẫn nằm ở đó và chiếm bộ nhớ của máy, đặc biệt là bộ nhớ RAM, vì vậy nếu sử dụng các thiết bị có bộ nhớ RAM thấp bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng giật, lag khi đang sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm này cũng có cách để khắc phục, nếu máy không tự “quét nhà” thì bạn sẽ phải “quét” bằng cách cài đặt các ứng dụng dọn dẹp như: History Eraser, Android System Cleaner, Clean MasterNhưng vấn đề giật, lag chỉ gặp ở những máy có cấu hình thấp, đối với những máy tầm trung hoặc cao cấp hiện nay thì hiện tượng đó rất hiếm.

2. Quá nhiều phiên bản dẫn đến việc phân mảnh

Biểu đồ các thiết bị chạy các phiên bản Android

Biểu đồ các thiết bị chạy các phiên bản Android

“Đem con bỏ chợ” là những gì mà đa phần người dùng than phiền Google khi sử dụng hệ điều hành Android phiên bản cũ và không được hỗ trợ nâng cấp lên phiên bản mới. Do tốc độ phát triển nhanh, kèm theo việc nâng cấp phiên bản thường xuyên dẫn đến việc có rất nhiều phiên bản Android trên thị trường. Thêm vào đó là rất nhiều hãng sử dụng hệ điều hành Android mà không thể nào hỗ trợ nâng cấp hết cho tất cả các thiết bị. Một phần cũng dễ hiểu vì họ luôn chạy theo và tập trung phát triển cho cái mới nên việc bỏ quên các thiết bị cũ là không hề tránh khỏi.

3. Bảo mật

Bảo mật trên thiết bị Android

Bảo mật trên thiết bị Android

Do đặc điểm là mã nguồn mở, nên đây là điều kiện để những người có ý đồ xấu tìm hiểu và khai thác lỗ hổng bảo mật trên thiết bị Android. Ví dụ: trước đây có một ứng dụng tên là iCalendar là một ứng dụng lịch báo thông thường với những icon và hiệu ứng lạ mắt, nhưng ẩn bên dưới là những đoạn mã độc dùng để “móc túi” người dùng, những đoạn mã độc này sẽ tự động gửi tin nhắn về tổng đài đã được định sẵn khi chạm 5 lần trên màn hình mà người dùng không hề hay biết. Sau khi vụ việc được phát hiện thì ứng dụng đó đã bị gỡ bỏ khỏi Google Play. Dần dần qua các phiên bản, Google cũng đã cải thiện khả năng bảo mật, nhưng “liệu có còn tồn tại những lỗ hổng nữa không?” thì vẫn chưa thể trả lời chính xác được.

4. Kho ứng dụng quá nhiều dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn

Khó khăn để tìm ứng dụng chất lượng trong muôn vàn ứng dụng

Khó khăn để tìm ứng dụng chất lượng trong muôn vàn ứng dụng

Thật không dễ dàng để tìm kiểm một ứng dụng phù hợp trong kho lưu trữ khổng lồ Google Play Store. Khi bạn gõ một từ khóa tìm kiếm trên Play Store tiếp đó sẽ xuất hiện một danh sách thật dài các ứng dụng có cùng chức năng. Vì vậy việc lựa chọn không hề dễ dàng.Tuy nhiên, khuyết điểm này cũng có cách để khắc phục. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể tự chọn lọc ứng dụng mình thích vì việc cài đặt và gỡ ra vô cùng dễ dàng, bạn chỉ việc kéo ứng dụng vào sọt rác là có thể gỡ nó ra nhanh chóng. Nếu không có thời gian bạn có thể tham khảo trên các diễn đàn công nghệ, có rất nhiều đề xuất về các ứng dụng hữu ích, chất lượng đã được “kiểm duyệt” bởi một số người dùng.