Thông tin dùng chảo chống dính gây ung thư đang khiến nhiều người lo lắng. Nhưng nếu đúng thì vì lý do gì sản phẩm này vẫn được lưu hành và vẫn được sử dụng ở rất nhiều quốc gia! Thử bàn luận xem thực hư vấn đề này là sao nhé!
Vì sao chảo có thể chống dính?
Chảo chống dính bản chất là chảo được làm từ các chất liệu như nhôm, hợp kim nhôm, inox… và bề mặt chảo được phủ 1 lớp chất chống bám dính để làm cho dầu mỡ, thực phẩm không bị dính vào bề mặt chảo nhờ đó nấu nướng ngon, đẹp mắt, tiết kiệm dầu mỡ, dễ vệ sinh sau khi dùng.
Chất chống dính thường được sử dụng là Teflon (politetra floetylen – viết tắt là PTFE).
Chất chống dính dùng cho chảo có an toàn?
Teflon chỉ chứa 2 nguyên tố C và F liên kết với nhau rất bền chặt. Nó không bị biến chất dưới tác dụng của axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy (hỗn hợp axit HNO3 và HCL đặc) và cả dung dịch kiềm đun sôi.
Khi sử dụng Teflon này trên các bề mặt nồi chảo, đun dụng cụ đó với nước sôi không xảy ra bất kỳ tác dụng nào, kể cả đun với dầu ăn, muối, giấm, rán đồ ăn trực tiếp trên bề mặt chống dính Teflon (không dùng dầu mỡ) cũng không xảy ra phản ứng gì.
Teflon là chất hữu cơ bền nhất, chỉ phân hủy ở nhiệt độ cao trên 300 – 400 độ C trong khi nhiệt độ nấu ăn thông thường không vượt quá 250 độ C.
Bên cạnh đó, theo TS Phạm Thành Quân (Đại học Bách Khoa TP HCM) về bản chất Teflon là chất bôi trơn, không phản ứng nhiều với cơ thể con người; Giáo sư Phạm Văn Khôi (Viện Hóa học Việt Nam) cũng khẳng định Teflon là 1 hợp chất khó hấp thụ, kể cả vào cơ thể con người cũng sẽ tự bị đào thải.
Vì thế mà người dùng không cần lo lắng khả năng Teflon tích tụ gây nguy hại cho sức khỏe khi dùng các nồi chảo có lớp chống dính.
Vậy dùng chảo chống dính có nguy cơ gây ung thư hay không?
Thực tế, phần độc hại chính là phần keo dùng để dính chất Teflon vào bề mặt kim loại. Phần keo này là chất dễ phân hủy bởi nhiệt, tạo ra các chất nguy hại cho con người khi ở nhiệt độ cao. Nếu dùng lâu dài, chất bám dính sẽ bong tróc ra, không liên kết được Teflon với bề mặt kim loại.
Teflon phân hủy ở nhiệt độ cao, trên 300-400 độ C khi đó, không nên tiếp tục dùng. Tuy nhiên, nhiệt độ nấu ăn thông thường dao động từ 130 độ C đến 190 độ C.
Xem thêm: Những lưu ý khi chọn mua chảo chống dính
Cách dùng chảo chống dính an toàn
– Nếu bạn đã và đang sử dụng nồi chảo chống dính, hãy quan tâm xem bề mặt chống dính có còn nguyên vẹn. Nếu đã bị bong tróc, trầy xước nặng nề nên thay mới để tránh nguy cơ cho sức khỏe.
– Với chảo chống dính mới mua về, trước khi dùng chảo lần đầu nên lau mặt chống dính với chút dầu ăn. Việc này giúp kéo dài tuổi thọ lớp chống dính.
– Trong suốt quá trình sử dụng, không để các vật sắc nhọn hay có thành phần kim loại tác động lên bề mặt chống dính dễ gây trầy xước.
– Dùng nồi chảo chống dính với lửa vừa phải, tránh để nồi chảo không trên bếp quá lâu. Không nên đổ dầu mỡ, nêm mắm muối trực tiếp lên bề mặt chống dính đang nóng nếu không muốn làm lớp chống dính bị rỗ, nhanh bong tróc.
– Không vệ sinh chảo ngay khi chảo còn nóng, dùng miếng cọ rửa mềm và không nên chà xát trong chảo.
– Tuổi thọ của lớp chống dính khoảng 2 – 3 năm tùy vào tần suất và cách sử dụng. Khi đó bạn nên nghĩ tới thay mới dù chảo chống dính còn khá tốt. Nên thay mới ngay khi lớp chống dính chảo hư hại.
– Lựa chọn chảo chống dính có công nghệ phun sơn được áp dụng giúp kết hợp chất chống dính và lớp kim loại, hạn chế sử dụng chất keo dính tạo nên chiếc chảo chống dính vừa giá trị với người sử dụng vừa đảm bảo an toàn đến sức khỏe.
Xem thêm: Mẹo dùng giấm vệ sinh chảo chống dính
Chảo chống dính không bị cấm tiêu thụ, không bị dán nhãn cảnh báo và vẫn đang rất thịnh hành trên thị trường, vì nó thực sự khá an toàn nếu người dùng chọn đúng sản phẩm chất lượng và sử dụng đúng cách theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Siêu thị Điện máy XANH