Khi bạn bị bệnh, chắc chắc cơ thể sẽ có những dấu hiệu để nhận biết. Cũng như khi laptop có vấn đề, nó cũng sẽ có những dấu hiệu để chủ nhân của nó nhận ra. Hãy cùng Điện máy XANH tìm ra các vấn đề của một laptop khi nó bị hacker xâm nhập nhé!
1Ứng dụng bị chậm hoặc bị treo
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi máy tính dính mã độc là các ứng dụng bị chậm lại hoặc liên tục bị treo. Lý do là mã độc thường chạy trong nền và bí mật “ăn” các tài nguyên của ứng dụng khi nó hoạt động.
Bạn có thể xác định ứng dụng nào có nguy cơ dính mã độc thông qua kiểm tra xem các quá trình đang chạy trong máy tính thông qua Task Manager.
Bằng cách sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + Esc và chuyển đến tab Process, bạn sẽ nhìn thấy tất cả các tác vụ hiện tại trên máy tính kèm theo mức năng lượng xử lý mà chúng đang sử dụng. Nếu mức này càng cao, thậm chí đạt mức 100%, thì chắc chắn các ứng dụng đó là “thủ phạm”.
2Bạn sử dụng nhiều dữ liệu hơn bình thường
Mỗi nhà cung cấp Internet đều có các công cụ theo dõi mức tiêu thụ băng thông hàng tháng của bạn. Hãy kiểm tra Data Usage Meter hoặc Data Monitor, tùy thuộc vào nhà cung cấp của bạn, để so sánh lượng dữ liệu được dùng từ các tháng trước và hiện tại.
Nếu phát hiện đột biến đột ngột trong hoạt động dữ liệu của mình mặc dù bạn không tải thêm gì mới, rất có thể bạn đã bị nhiễm mã độc.
3Không tải được video và các trang web
Đừng nghĩ khi không tải được video và các trang web là do kết nối Wi-Fi yếu, bởi lẽ mã độc cũng có thể làm chậm lưu lượng truy cập Internet bằng cách cướp DNS.
Hacker có thể chuyển hướng lưu lượng của bạn đến các máy chủ không an toàn thay vì các máy chủ bảo mật. Nếu cài đặt DNS của bộ định tuyến bị xâm nhập, mỗi khi bạn truy cập trang web nào, bạn sẽ được chuyển hướng đến trang web lừa đảo thay thế.
Để kiểm tra các thiết lập DNS, bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến như F-Secure Router, CloudFlare hoặc Quad9.
4Tệp không mở được
Không thể mở được tệp là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hệ thống của bạn đã bị tấn công. Trong trường hợp xấu nhất, mã độc không chỉ ngăn bạn mở các tệp quen thuộc mà còn “ăn” hết mọi dữ liệu được chứa trong các tệp.
Bạn có thể thử khắc phục sự cố bằng cách khởi động chế độ an toàn. Với chế độ an toàn, bạn có thể xóa và gỡ cài đặt một cách an toàn bất kỳ chương trình hoặc tệp nào hoạt động bất thường.
Để kích hoạt chế độ an toàn, bạn tìm kiếm System Configuration, chọn Boot, Safe Boot, Minimal, nhấn OK để xác nhận và khởi động lại máy tính.
5Nhiều quảng cáo được bật lên tự động
Ngoài việc làm chậm ứng dụng và ăn mòn dữ liệu, mã độc còn thêm dấu trang và sửa đổi các quảng cáo mà bạn thấy trong khi duyệt. Thay vì các quảng cáo thông thường mà bạn sẽ nhận được, hacker sẽ thay thế bằng những quảng cáo không phù hợp hoặc độc hại.
Trên Windows, bạn có thể dọn dẹp các quảng cáo bằng SpyBot Search & Destroy.
6Thiết bị tự động khởi động lại
Khi cập nhật phần mềm và cài đặt ứng dụng mới, thiết bị có thể khởi động lại. Tuy nhiên, tự động khởi động lại đột ngột lại là một câu chuyện khác, nó cho thấy rằng thiết bị của bạn đã không còn an toàn.
Bạn nên sử dụng Full Scan để xác minh máy tính đã được cập nhật những gì và hạn chế tự động khởi động lại khi dính mã độc.
7Những hoạt động trực tuyến đáng ngờ
Một khi tấn công thiết bị, hacker sẽ có thông tin tên người dùng và mật khẩu của bạn trên nhiều nền tảng trực tuyến như tài khoản ngân hàng hay mạng xã hội.
Nếu một ngày nào đó bạn phát hiện tài khoản mạng xã hội của mình tự động gửi tin nhắn làm quen hay lừa gạt một ai đó thì chính thiết bị của bạn có thể đã bị hack.
Ngay bây giờ bạn hãy để ý xem những dấu hiệu trên đã từng diễn ra với laptop của bạn chưa. Nếu nó đã và đang xảy ra hãy mang laptop đi kiểm tra ngay để có những biện pháp khắc phục tốt nhất nhé!