Có nên cho trẻ em vào bếp?

Có nên cho trẻ em học nấu ăn là điều phân vân của nhiều bậc phụ huynh và gia đình vì tính hiếu động của trẻ nhỏ có thể dẫn đến những rắc rối và nguy hiểm khó lường trước. Vậy có nên cho trẻ vào bếp hay không? Cùng xem xét và tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!

Lợi ích khi cho trẻ vào bếp

Tập cho trẻ thói quen phụ giúp người lớn trong công việc gia đình.

Khi cho trẻ vào bếp, người lớn giúp trẻ tập thói quen làm công việc nhà và thói quen sắp xếp ngăn nắp. Các công việc có thể cho trẻ làm như lặt rau, rửa hoa quả, dọn chén đũa hay lau dọn khu vực bếp.

Để trẻ học cách hỗ trợ những việc đơn giản trong nhà bếp

Cho trẻ tìm hiểu và học cách sử dụng các đồ gia dụng đơn giản, trong tầm tiếp nhận của trẻ.

Cho trẻ làm quen các dụng cụ làm bánh, lò vi sóng, nồi cơm điện… dưới sự hướng dẫn của người lớn và bằng cả khả năng quan sát của trẻ.

Ngoài học cách sử dụng, trẻ còn nên được bố mẹ hay người lớn phân tích những nguy hiểm, những tai hại có thể xảy ra với bản thân trẻ và gia đình khi trẻ cố ý táy máy những vật dụng không được cho phép.

Giúp trẻ trở nên năng động và trưởng thành hơn, cảm thấy mình hữu ích với gia đình.

Ngoài vui chơi, việc để trẻ tiếp cận với các công việc nhỏ từ gian bếp gia đình không chỉ giúp trẻ được vận động trong những thời gian người lớn bận rộn, bên cạnh đó còn giúp trẻ học hỏi và phát triển tư duy để hoàn thành công việc theo hướng dẫn.

Ngoài ra, dạy trẻ làm việc và hỗ trợ làm việc giúp trẻ cảm thấy mình lớn lên, có ích với gia đình hơn và sẽ sống có trách nhiệm hơn.

Cho trẻ thấy mình cũng thực sự có ích với gia đình

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ vào bếp

– Để các thiết bị, dụng cụ có thể gây nguy hiểm cho trẻ ngoài tầm với của chúng như dao, kéo, các thiết bị dùng điện như bếp điện, lò nướng, lò vi sóng, máy xay sinh tố khi không trẻ chưa đủ tuổi để sử dụng. Nếu trẻ đủ lớn, cho trẻ học và sử dụng dưới sự giám sát của người lớn.

Xem thêm: Hướng dẫn trẻ em sử dụng lò vi sóng đúng cách và an toàn

– Cho trẻ biết những gì trẻ có thể làm và không nên làm, đồng thời nên để ý đến trẻ trong suốt thời gian chúng cùng bạn vào bếp.

– Cùng trẻ làm những việc chúng mới được học lần đầu hay chưa thành thạo. Cổ vũ khi trẻ làm tốt và động viên khi làm sai hay chưa tốt, tránh rầy la vì bạn là người đồng ý cho chúng vào bếp và cùng làm việc với mình.

– Tập cho trẻ ý thức vệ sinh và dọn dẹp cũng như sắp xếp lại khu vực bếp, đồ gia dụng sau khi sử dụng.

Hãy tập cho trẻ thói quen dọn dẹp sau mỗi lần làm việc

Hãy tập cho trẻ thói quen dọn dẹp sau mỗi lần làm việc

Tổng kết

Cho trẻ em vào bếp tức là người lớn sẽ chấp nhận tốn thêm thời gian cho việc thăm chừng, hướng dẫn và cả dọn dẹp. Tuy nhiên, để trẻ tiếp cận với những công việc trong khả năng của trẻ ở gia đình sẽ giúp trẻ vận động, trưởng thành, tự lập và yêu gia đình mình hơn.

Nếu bạn đủ kiên nhẫn, đủ thời gian hướng dẫn và hỗ trợ trẻ cũng như sẵn sàng tiếp nhận “hậu trường” sau khi cho trẻ vào bếp thì hãy tạo điều kiện để chúng được tiếp xúc, học hỏi và lớn lên ngay từ những việc nhỏ nhất trong gian bếp gia đình.

Nên ghi nhớ khi bạn đã đồng ý cho trẻ vào bếp thì đừng nên la rầy lớn tiếng khi chúng làm sai hay táy máy quá mức cần thiết. Người lớn hãy từ tốn phân tích đúng sai trong từng việc làm cho trẻ, đừng nói rằng chúng không làm được việc gì mà hãy phân tích để chúng hiểu rằng có những công việc hiện tại trẻ chưa làm được, nhưng sẽ làm được khi chúng lớn hơn.

Có nên cho trẻ vào bếp hay không? Quyết định thuộc về điều kiện khách quan của mỗi cá nhân và gia đình.

Siêu thị Điện máy XANH