Lấy nét là gì? Dùng để làm gì? Các loại lấy nét phổ biến hiện nay

Lấy nét là một trong những kỹ năng cơ bản mà bất kì người chụp ảnh nào cũng nên phải biết. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu cơ chế hoạt động lấy nét của máy ảnh như thế nào, nó được dùng để làm gì và hiện có mấy kiểu cơ chế lấy nét phổ biến ra sao nhé! 

Mỗi nhà sản xuất đều sở hữu công nghệ lấy nét độc quyền khác nhau, nên giao diện để truy cập các chế độ lấy nét trên thiết bị của mỗi hãng hầu như không giống nhau. Những thông tin cơ bản dưới đây sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm lấy nét là gì và sử dụng nó một cách linh hoạt để có những tấm hình độc đáo, sáng tạo ra sao nhé!

1 Lấy nét là gì?

Lấy nét là khả năng chụp ảnh nhờ sự hỗ trợ của độ phân giải ống kínhcảm biến, để cho ra những bức hình đẹp – sắc nét như mong muốn, trong đó, chủ thể sẽ được làm nổi bật, vùng nền xung quanh sẽ được làm mờ.

Lấy nét là gì?

2 Nguyên lý hoạt động của lấy nét

Trước khi hiểu về nguyên lý hoạt động của lấy nét, bạn cần biết hiện có 2 cơ chế lấy nét:

  • Lấy nét tự động (autofocus, viết tắt là AF): máy ảnh tự điều chỉnh để lấy nét chính xác khi chụp.
  • Lấy nét thủ công (manual focus, viết tắt là MF): người dùng máy ảnh phải tự điều chỉnh tiêu điểm để lấy nét.

Cảm biến lấy nét tự động là động cơ giúp máy ảnh đạt được tiêu cự chính xác và thể hiện rõ các chi tiết, mảng màu trong phạm vi quan sát hình ảnh qua ống kính. Mỗi cảm biến xác định vị trí tương đối của tiêu điểm nhờ sự thay đổi về độ tương phản tại điểm tương ứng của tiêu điểm đó trong ảnh – giả sử độ tương phản tương ứng với độ sắc nét.

Quá trình lấy nét tự động thường diễn ra theo hoạt động như sau: 

  • Đầu tiên, bộ xử lý lấy nét tự động (viết tắt là AFP) sẽ tạo ra một thay đổi nhỏ trong khoảng cách lấy nét
  • Tiếp đó, AFP đọc cảm biến lấy nét tự động (viết tắt là AF) để đánh giá xem có nên cải thiện được vị trí của bao nhiêu trọng tâm.
  • Thông tin sẽ được ghi nhận để AFP điều chỉnh lại ống kính tạo thành một khoảng cách lấy nét mới. 
  • Cứ thế, bộ lý lấy nét tự động được lặp đi lặp lại như các bước trên cho đến khi có hình ảnh sắc nét một cách tối ưu nhất.

Đối với lấy nét tự động, toàn bộ quá trình trên được diễn ra trong một phần của giây. Tuy nhiên, với những đối tượng khó lấy nét, thì máy ảnh lấy nét tự động dường như không thỏa mãn được. Vì thế, người chụp ảnh cần phải lấy nét theo phương pháp thủ công.

Nguyên lý hoạt động của lấy nét

Xem thêm:

  • Công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel là gì? Có trên các loại máy ảnh nào?
  • Độ sâu trường ảnh là gì? Cách thiết lập để chụp ảnh đẹp nhất?

 

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lấy nét

3 yếu tố ảnh hưởng đến việc lấy nét: Cường độ ánh sáng, độ tương phản của đối tượng và chuyển động của máy ảnh hoặc chủ thể.

Lưu ý rằng mỗi yếu tố này không độc lập; nói cách khác, máy ảnh có thể tự động lấy nét ngay cả đối với một đối tượng thiếu sáng nếu đối tượng đó cũng có độ tương phản cực cao, hoặc ngược lại. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bạn chọn điểm lấy nét

Cường độ ánh sáng

Yếu tố ánh sáng sẽ quyết định chọn điểm lấy nét tương ứng với cạnh sắc nét để thể hiện rõ rệt kết cấu – chi tiết hình ảnh. Cường độ ánh sáng vừa đủ sẽ cho khả năng lấy nét dễ dàng hơn, tuy nhiên nhiều máy ảnh và cảm biến hiện nay đã có thể lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu.

mức độ ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng lấy nét

Độ tương phản của chủ thể

Độ tương phản của chủ thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng lấy nét, nghĩa là thiết bị sẽ lấy nét tốt nhất trên nền chứ không phải trên chủ thể đó.

Quan sát trong ảnh, nếu nguồn sáng chuyển động phía sau chủ thể, người chụp sẽ điều chỉnh chủ thể nằm ngoài tiêu cự để tạo nên độ sâu trường ảnh.

Nếu máy ảnh gặp khó khăn khi lấy nét ở các điểm nổi bật bên ngoài chủ thể thì các điểm lấy nét có độ tương phản thấp hơn (nhưng vẫn ổn định và có ánh sáng hợp lý) vẫn rõ nét và làm nổi bật đối tượng.

độ tương phản của chủ thể ảnh hưởng đến khả năng lấy nét

Chuyển động của máy ảnh hoặc chủ thể

Yếu tố chuyển động của máy ảnh (hoặc chủ thể) sẽ liên quan đến khả năng lấy nét khi chụp.

Việc lấy nét sẽ tập trung vào điểm nổi bật bên ngoài của đối tượng và những điểm này sẽ thay đổi về cường độ sắc nét vì phải phụ thuộc vào vị trí mà nguồn sáng di chuyển, thậm chí là sự di chuyển của chính chủ thể đó.  

4 Các loại lấy nét phổ biến hiện nay

Một số cơ chế lấy nét phổ biến hiện nay như:

Lấy nét thủ công (Manual)

Với kĩ thuật lấy nét này, bạn thay đổi vị trí của ống kính hoặc nhóm lấy nét bằng cách xoay vòng ống kính hay di chuyển người chụp sao cho cảm thấy ưng ý nhất để lấy nét đối tượng.

Đây là kỹ thuật thích hợp để lấy nét đối với những đối tượng khó lấy nét, hoặc muốn tạo ra bức ảnh độc đáo theo ý đồ của nhiếp ảnh.

Lấy nét thủ công (Manual)

Lấy nét đơn (Single)

One Shot/Single Servo/S-AF/S/AF-S,… được xem là hình thức lấy nét đơn giản, nghĩa là chỉ lấy nét một lần vào đối tượng. Khi bạn bấm nhẹ nút chụp, ngay lập tức máy sẽ báo đã lấy nét thì dù đối tượng sau đó có di chuyển thì khoảng cách lấy nét đó vẫn không thay đổi.

Lấy nét đơn (Single)

Lấy nét liên tục (continuous)

Các hình thức Continuous AF/C-AF/AI Servo/AF-C,… đều được xem là cách lấy nét liên tục. Hình thức này cho phép bạn lấy nét liên tục đối tượng khi đối tượng di chuyển trong khung hình, khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng sẽ linh hoạt thay đổi (nghĩa là tiêu cự sẽ tự động điều chỉnh tương ứng).

Hình thức lấy nét này phù hợp cho nhu cầu chụp ảnh thể thao, các đối tượng di chuyển liên tục như trẻ em, động vật,…

Lấy nét liên tục (continuous)

Lấy nét lai (Hybrid)

Chức năng AI-Focus/Auto-Servo AF/AF-A,… được xem là hình thức lấy nét lai, máy ảnh sẽ hoàn toàn tự đánh giá cảnh và quyết định cho việc lấy nét.

Lấy nét lai được xem là sự kết hợp của 2 cơ chế đo tương phản và dò lệch pha để giúp người chụp cải thiện tốc độ lấy nét, kể cả yếu tố chính xác nữa. Dòng máy ảnh DSLR sẽ lấy nét theo cách so sánh trùng/lệch pha rất hiệu quả, dường như hệ thống lấy nét liên tục bám theo vật thể chuyển động nhanh.

Tuy nhiên, cần phải có không gian cho buồng gương lật và bộ lấy nét riêng nên việc thu nhỏ kích thước thân máy cũng không phải dễ dàng.

Lấy nét lai (Hybrid)

Lấy nét tự động theo chế độ vùng (AF Area Modes)

Chế độ lấy nét tự động theo vùng sẽ có một số loại như:

  • Single-Point

Không ít dòng máy ảnh DSLR ngày nay thực hiện lấy nét tự động một lần hoặc liên tục trên bất kỳ số điểm lấy nét riêng lẻ nào trong một khung hình.

Lưu ý:

  • Số lượng điểm hoạt động có thể phụ thuộc vào khẩu độ tối đa của ống kính. Khẩu độ lớn hơn, nhiều ánh sáng hơn và nhiều điểm hơn.
  • Không phải tất cả các điểm tập trung đều được lấy nét như nhau.

Cụ thể, loại máy ảnh DSLR cao cấp có thể có 45 điểm lấy nét tự động trở lên, trong khi các máy ảnh khác có thể có ít nhất một điểm AF trung tâm.

Lấy nét tự động theo chế độ vùng (AF Area Modes)

  • Group

Lấy nét chế độ vùng Group không khác gì nhiều so với Single-Point. Hình thức này cho phép kích hoạt một số điểm lấy nét và đánh giá thông tin từ cụm điểm đó. Nghĩa là khi bạn đang ngắm một đối tượng, chế độ nhóm sẽ cố gắng tiếp tục bám theo đối tượng ấy ngay cả khi điểm thuộc đối tượng đó bị mất dấu vết (dự đoán được hành động).

Máy ảnh chế độ này có thể nhận diện được khuôn mặt, và khóa điểm ở bộ phận mắt đối tượng để tiện theo dõi khi chuyển động.

  • Dynamic

Chế độ lấy nét này sẽ khóa một điểm và tiếp tục theo dõi đối tượng nếu nó di chuyển đến các điểm xung quanh, thậm chí là những điểm nằm ngoài so với các điểm của vùng Group.

  • Automatic

Đây là chế độ lấy nét dường như hoàn hảo khi bạn muốn tập trung vào bố cục, hoặc những thứ khác xung quanh đối tượng.

Tùy vào máy ảnh, chế độ này có thể tìm kiếm tông màu da và khóa điểm đó của đối tượng, nó sẽ tự đánh giá thông tin từ nhiều điểm để theo dõi đối tượng một cách gần nhất – nghĩa là thể hiện chi tiết sắc nét từng cử chỉ.

các loại lấy nét máy ảnh

Xem thêm:

  • Cảm biến máy ảnh là gì? Có bao nhiêu loại? Nên mua loại nào?
  • Máy ảnh DSLR là gì? Làm sao để nhận biết máy ảnh DSLR?

Hy vọng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp bạn biết được khái niệm cơ bản về việc lấy nét cũng như vai trò của nó trong việc chụp ảnh, sử dụng linh hoạt các cơ chế lấy nét để có những bức ảnh đẹp như mong muốn.