Măng cụt là một loại trái cây vốn rất tốt cho sức khoe nhưng liệu bà bầu có nên ăn măng cụt không? Có tốt không? Có tác dụng gì? Tìm hiểu bài viết dưới đây sẽ giải đáp đến bạn!
1Ăn măng cụt có tốt cho bà bầu và thai nhi không?
Măng cụt hoàn toàn tốt cho cả mẹ và thai nhi nên việc bà bầu ăn măng cụt là điều hoàn toàn nên làm. Mặng cụt mang đến rất nhiều lợi ích cho các bà bầu.
Giá trị dinh dưỡng dồi dào trong măng cụt sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh và suy dinh dưỡng bào thai. Chính vì thế, bà bầu nên tích cực ăn măng cụt mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu trước đây mẹ bầu dị ứng với loại trái cây này, dù nó có lợi ích như thế nào thì mẹ cũng không nên sử dụng trong thai kỳ của mình.
Các công dụng của măng cụt:
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Với một lương vitamin C dồi dào, 100g cung cấp khoảng 7,2 mg vitamin C, măng cụt giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ mẹ bầu khỏi những căn bệnh thông thường như ho, cảm.
- Giúp ngăn ngừa thiếu máu: Măng cụt góp phần thúc đẩy hoạt động của các tế bào máu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, nó cải thiện lưu lượng máu bằng cách làm giãn nở mạch máu giúp bảo vệ chúng ta chống lại một số bệnh như xơ vữa động mạch, cholesterol cao, nghẹt tim và đau ngực nặng.
- Tốt cho não thai nhi: Hàm lượng axit folic trong măng cụt giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi và giúp mẹ bầu duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.
- Tác dụng làm đẹp da: Giàu vitamin A, C và các chất chống oxy hóa, thường xuyên ăn măng cụt là cách đơn giản giúp giữ độ ẩm và ngăn ngừa các bệnh về da trong khi mang thai. Ngoài ra, nước măng cụt bôi trên da giúp điều trị các vấn đề về da như eczema và mụn trứng cá.
2Bà bầu có nên ăn nhiều măng cụt không?
Mặc dù khá an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn măng cụt với một lượng nhỏ mỗi ngày (2 – 3 quả), không nên ăn quá nhiều vì có nguy cơ sẽ nhiễm axit lactic từ loại trái cây chua ngọt này.
Hợp chất Xanthone trong măng cụt có ảnh hưởng đến khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể, do đó mẹ bầu nên ngừng ăn trước ngày dự sinh tối thiểu 2 tuần.
Bên cạnh đó, lọai quả này lại không tốt đối với mẹ bị đa hồng cầu. Đối với mẹ bầu mắc bệnh này, mẹ chỉ nên ăn măng cụt vài lần trong tháng để bổ sung dinh dưỡng, không nên ăn thường xuyên.
Việc ăn nhiều hay ít măng cụt phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người, do đó bạn nên chọn cho mình khẩu phần hợp lý để đảm bảo lợi ích mang lại là cao nhất.
3Cách chọn măng cụt phù hợp với bà bầu
– Không nên chọn những trái có vỏ mềm do bị va đạp, bị dập, quả có vỏ cứng, sần sùi. Nên chọn quả có vỏ mềm đều.
– Chọn quả tươi, có cuống không bị héo úa, thâm đen, khô hay bị đổi màu.
– Nên chọn những quả vừa tay, cầm chắc tay và tròn đều. Mẹ nên chọn những quả có nhiều cánh hoa dưới đáy quả, như vậy sẽ có nhiều múi và ít hạt hơn.
3Các món ăn với măng cụt ngon, bổ dưỡng cho bà bầu
Sinh tố măng cụt
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sinh tố măng cụt:
– Măng cụt: 16 trái.
– Chanh: 2 trái.
– Đường trắng: 4 muỗng canh.
– Đá viên: 200 gram.
– Dụng cụ: Máy xay sinh tố, dao, ly, thìa,…
Các bước làm sinh tố măng cụt:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Măng cụt bạn tách vỏ, bóc rời từng múi măng cụt.
– Chanh vắt lấy nước cốt.
Bước 2: Xay măng cụt và thưởng thức
Bạn cho măng cụt, đường, đá viên, nước cốt chanh vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Cho sinh tố ra ly, trang trí cho thêm phần sinh động và thưởng thức.
Gỏi măng cụt
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến gỏi gà măng cụt:
– Gà: 500 gr.
– Măng cụt vừa chín tới: 1 kg.
– Rau răm và húng quế: 50 gram.
– Đậu phộng: 100 gram.
– Ớt: 2 trái.
– Chanh: 1 trái
– Tỏi: 3 tép.
– Gia vị: Giấm, đường, nước mắm,…
– Dụng cụ: Bếp, tô, dao, đũa, thìa,…
Các bước chế biến gỏi gà măng cụt:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Sơ chế măng cụt:
Bạn pha 1 thau nước muối loãng rồi ngâm măng cụt vào. Tiếp theo bạn dùng dao nhỏ có mũi nhọn gọt từ từ lớp vỏ bên ngoài để lấy phần ruột măng cụt bên trong.
Sau khi lấy ruột măng cụt bạn rửa sạch, cắt từng khoanh tròn hình hoa hoặc tách từng múi riêng.
Bạn hòa tan 1 lít nước + 1/2 muỗng canh đường + 1/2 muỗng canh giấm, ngâm măng cụt vào hỗn hợp này sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh.
– Sơ chế thịt gà: Thịt gà sau khi rửa sạch bạn cho vào nồi luộc. Bạn đổ nước ngập gà, thêm vào 1 thìa cà phê muối, 2 củ hành tím. Luộc gà khoảng 20 phút, gà chín bạn lấy gà ra để nguội.
– Rau răm, húng quế rửa sạch, cắt nhỏ.
– Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã dập.
– Tỏi, ớt băm nhuyễn.
Bước 2: Làm nước mắm chua ngọt
Bạn lấy 1 quả chanh vắt nước cốt hòa cùng 3 thìa đường, khuấy đều để đường tan hết. Tiếp theo đổ một thìa nước mắm vào hỗn hợp chanh đường vừa pha. Khuấy đều cho nước mắm hòa quyện cùng. Cuối cùng thêm tỏi và ớt băm vào trộn đều.
Bước 3: Trộn gỏi và thưởng thức
Gà sau khi để nguội bạn xé nhỏ trộn gỏi, để gỏi trộn ngon thì lúc ăn bạn hãy bắt đầu trộn.
Bạn cho gà vào thố lớn, sau đó cho măng cụt, rau răm, húng quế, nước mắm chua ngọt vào trộn nhẹ nhàng khoảng 5 phút cho các nguyên liệu thấm gia vị.
Khi ăn bạn trút gỏi ra đĩa, rắc đậu phộng giã dập lên trên, dùng bánh đa hoặc bánh phồng tôm chiên giòn để xúc gỏi nhé.
Chè măng cụt
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm chè măng cụt:
– Măng cụt: 300 gram
– Đường nâu: 80 gram
– Nước cốt dừa: 150 ml
– Lá dứa thơm: 4 lá
– Bột năng: 50 gram
– Dụng cụ: Bếp, nồi, tô, chén,…
Các bước chế biến chè măng cụt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Chuẩn bị nước lá dứa thơm: Lá dứa bạn rửa sạch, cắt khúc sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với 100ml nước. Dùng rây lọc lấy nước lá dứa, bỏ bã.
– Măng cụt bạn rửa sạch, tách lấy từng múi măng cụt lăn qua bột năng.
Bước 2: Nấu chè
– Bạn cho vào nồi phần nước lá dứa, nước cốt dừa, đường nâu, 100 ml nước đun sôi cho hỗn hợp hơi đặc lại thì tắt bếp.
– Múi măng cụt đã lăn qua bột năng bạn thả vào nồi luộc chín. Thấy bột năng trở nên trong suốt là đã chín, bạn tắt bếp vớt măng cụt ra thả vào nước sôi để nguội.
Khi ăn bạn chỉ cần thả măng cụt vào hỗn hợp lá dứa và thưởng thức.
Bài viết được tham khảo và tổng hợp thông tin từ trang tin phunusuckhoe.vn
- Cách làm 3 món ăn ngon từ măng cụt: Gỏi gà măng cụt, sinh tố măng cụt, chè măng cụt
- Một số điều cần biết khi chọn mua măng cụt
- Cách làm chè sâm bổ lượng vị thanh tươi mát giải khát nhẹ nhàng
Trên đây là bài viết giải thích bà bầu có nên ăn măng cụt không? Có tốt không? Có tác dụng gì? Mong rằng từ những tư vấn trong bài viết, bạn có thể dùng măng cụt đúng cách và phù hợp với sức khỏe hơn!