Các chế độ bảo mật trên điện thoại cảm ứng

Khi điện thoại ngày càng trở thành vật dụng quan trọng với chúng ta, thì việc bảo mật thông tin của người dùng cũng được nâng cấp lên rất nhiều nhằm đáp ứng với nhu cầu bảo mật ngày một cao của người sử dụng. Bài viết này sẽ điểm qua một vài chế độ bảo mật hiện đang được áp dụng phổ biến trên các smartphone hiện nay.

Bảo mật trên điện thoại

1 Các chức năng bảo mật cơ bản

Các chức năng bảo mật cơ bản bao gồm: Bảo mật bằng mật mã, Bảo mật khuôn mặt, bảo mật bằng hình vẽ.

Để kích hoạt chức năng bảo mật cơ bản:

Trên điện thoại Android: Cài đặt (Settings) —> Màn hình khoá hoặc Bảo mật (Lockscreen hoặc Security)—> Kiểu khoá (Lock Type) —> Chọn kiểu khoá.

Trên điện thoại iPhone: Cài đặt (Settings) —> Mã bảo mật (Passcode) —> Mở mã bảo mật (Turn passcode On) —> Chọn kiểu mã.

Trên điện thoại Windows phone: Cài đặt (Settings) —> Màn hình khoá (Lockscreen) —> Mật khẩu (PIN lock) —> Bật.

Bảo mật bằng mật mã 

Bảo mật bằng mật mã được chia làm hai loại mật mã chính là mật mã số (PIN) và mật mã cả chữ lẫn số (Password).

Ưu điểm: Khả năng bảo mật khá cao, khó bị phá bỏ.

Khuyết điểm: Dễ quên mật khẩu.

Bảo mật bằng mật mã

Bảo mật bằng hình vẽ

Bảo mật bằng hình vẽ giúp chúng ta vẽ một mẫu hình được đặt trước để mở khoá.

Ưu điểm: Tiện thao tác, dễ nhớ.

Khuyết điểm: Dễ bị người khác nhìn thấy.

Bảo mật bằng hình vẽ

Lưu ý: chế độ này hiện chỉ đang sử dụng được trên điện thoại Android.

2 Bảo mật vân tay

 Bảo mật vân tay sử dụng dấu vân tay để mở khoá điện thoại, hiện nay là phương pháp an toàn và tiện dụng nhất. Chỉ cần đặt ngón tay lên đầu đọc vân tay trên điện thoại, máy sẽ tự nhận dạng dấu vân tay và mở khoá màn hình.

Để kích hoạt chức năng này:

Trên điện thoại iPhone: Cài đặt (Settings) —> Vân tay & mật khẩu (Touch ID & Passcode) —> Thêm dấu vân tay (Add a fingerprint).

Trên điện thoại Android: Cài đặt (Settings) —> Bảo mật (Security) —> Bảo mật vân tay (Fingerprint lock).

Ưu điểm: Khả năng bảo mật rất cao, khó bị làm giả, không cần nhớ mật khẩu.

Khuyết điểm: Ngón tay bị ướt sẽ không mở khoá được.

Bảo mật vân tay

3 Bảo mật khuôn mặt

Với chế độ bảo mật này camera trước trên máy sẽ tự động nhận diện khuôn mặt để mở khoá. 

Ban đầu khi cài đặt điện thoại sẽ lưu lại từng đường nét của gương mặt để lữu trữ, khi mở khoá, camera selfie sẽ quét qua gương mặt bạn và só sánh với đường nét đã lưu để quyết định có mở khoá hay không.

Ưu điểm: Cách mở khoá khá thú vị, không phải thao tác nhiều lên màn hình.

Khuyết điểm: Khả năng bảo mật kém, có thể dùng hình để mở khoá.

Bảo mật khuôn mặt

4 Bảo mật quét mống mắt

Quét mống mắt là một phương án mới được áp dụng nhằm tăng cường tính bảo mật so với bảo mật vân tay. Trên máy sẽ sử dụng một cảm biến hồng ngoại để phân tích mắt của người sử dụng nhằm mở khoá. 

Ưu điểm: Tính bảo mật cao, không phải thao tác nhiều, khó bị làm giả hoặc phá bỏ.

Khuyết điểm: mở khoá hơi chậm, do là công nghệ mới nên chưa được áp dụng rộng rãi.

Bảo mật quét mống mắt

5 Bảo mật Smartlock (khoá thông minh)

Smartlock là tính năng hỗ trợ với bảo mật cơ bản trên máy nhằm tăng tính tiện dụng. Chức năng chủ yếu là tự mở khoá khi nhận biết chủ máy đang sử dụng và khoá mật mã khi người lạ cố mở máy.

Bạn có thể kích hoạt Smartlock bằng cách vào Cài đặt (Settings) —> Màn hình khoá hoặc Bảo mật (Lockscreen hoặc Security) —> Smartlock.

Dưới đây là hai chế độ phổ biến của Smartlock:

Thiết bị tin cậy (Trusted devices): khi thiết bị này ở gần điện thoại sẽ tự mở khoá. Ví dụ: đồng hồ thông minh, vòng đeo tay. Nếu bạn đeo những thiết bị này trên tay máy sẽ tự động mở khoá mà không hỏi mật khẩu. Các thiết bị sẽ kết nối qua Bluetooth hoặc NFC.

Thiết bị tin cậy

Địa điểm tin cậy (Trusted locations): khi ở địa điểm này điện thoại sẽ tự mở khoá. Ví dụ: bạn chọn địa điểm ở nhà bạn máy sẽ không khoá lại, nếu ra khỏi khu vực này mật khẩu sẽ hoạt động như bình thường.

Địa điểm tin cậy

6 Vân tay dưới màn hình

Hiện nay ngoài cảm biến vân tay truyền thống (vân tay điện dung) thì còn xuất hiện vân tay ở dưới màn hình (hoặc bên trong hay ngay dưới lớp kính).

Việc này giúp tối ưu thiết kế trên smartphone, loại bỏ phần vân tay vật lý ra để tối ưu màn hình siêu tràn viền hoặc thiết kế tinh giản cao cấp hơn.

Vân tay dưới màn hình

Loại vân tay nào cao cấp hơn, thường xuất hiện trên smartphone tầm trung trở lên, bao gồm hai loại:

– Vân tay quang học: Quét ánh sáng lên bề mặt vân tay để lưu trữ và so sánh với vân tay đang nhận diện để quyết định mở khoá hay không. Tốc độ mở khoá chậm hơn so với vân tay thông thường và cả siêu âm.

Vân tay quang học

– Vân tay siêu âm: Cao cấp hơn quang học, loại này sẽ có một camera ở dưới, ghi lại mọi đường nét (đường vân, lỗ chân lông,…) và sử dụng sóng siêu âm để lưu trữ và nhận diện. Tốc độ mở khoá siêu âm nhanh hơn, đồng thời cũng an toàn và bảo mật hơn.

Vân tay siêu âm

Mình vừa điểm qua một số các chế độ bảo mật hiện nay trên smartphone. Nếu bạn có chế độ bảo mật nào hay hãy chia sẻ với Điện Máy Xanh ở phần bình luận bên dưới nhé.

7Bảo mật khuôn mặt 3D

So với bảo mật khuôn mặt thông thường (2D) thì 3D nhận diện được mọi góc cạnh, đường nét của khuôn mặt, sau đó chuyển đổi sang dạng hình ảnh để mã hoá.

Bảo mật khuôn mặt 3D

Công nghệ này hoạt động nhờ một cảm biến 3D tăng cường thực tế ảo AR giúp máy quét được toàn bộ khuôn mặt trong tích tắc.

Ưu điểm của công nghệ cao cấp này là có thể nhận diện được trong bóng tối, với độ sai rất thấp chỉ 1/1.000.000 so với bảo mật vân tay thông thường. Hơn nữa loại bảo mật này rất khó để qua mặt bằng hình ảnh như bảo mật 2D bởi dữ liệu nó lưu trữ ở dạng 3D, không phải ở dạng phẳng.

Bảo mật khuôn mặt 3D

Nhược điểm của nó là phải chiếm một phần diện tích khá lớn trên cụm camera trước mới thiết kế được công nghệ này, ngoài ra giá thành cao, chi phí mắc cũng khiến nó không được phổ biến rộng rãi.

Siêu thị Điện máy XANH