Bên cạnh những chế độ chụp ảnh được giới thiệu ở phần 1, hãy cùng Điện máy XANH khám phá thêm smartphone còn có những chế độ chụp ảnh phổ biến nào khác nữa nhé!
1Chụp đêm
Hầu hết các dòng smartphone hiện nay đều có chế độ chụp ban đêm, chế độ này được dùng để smartphone có thể chụp ảnh tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng, đặc biệt chụp ảnh vào ban đêm.
2Tự động chụp khi nhận diện nụ cười
Chế độ này thường được áp dụng để chụp ảnh Selfie tự động trên smartphone. Camera sẽ tự động chụp khi phát hiện nụ cười trên mặt, giúp việc chụp ảnh selfie đơn giản và dễ dàng hơn. Thông thường sẽ có ba kiểu cười khác nhau được máy phân biệt, từ cười mỉm, cười nhè nhẹ và cười toe toét.
3Chụp ảnh kép
Thêm một phương pháp hay ho dành cho các tín đồ tự sướng. Bạn đang du lịch đến một thành phố cực đẹp. Bạn muốn chụp cả phong cảnh lẫn khuôn mặt của mình? Hãy sử dụng tính năng chụp ảnh kép của smartphone. Bằng cách chia đôi khung hình, người chụp có thể tận dụng cả máy trước và máy ảnh sau cùng một lúc để tạo nên một bức ảnh độc đáo.
4Chụp ảnh panorama
Panorama là một phương pháp chụp ảnh góc rộng theo chiều ngang. Chế độ này được sử dụng khi khung cảnh quá rộng và camera không thu được toàn bộ hình ảnh. Panorama sẽ cho phép chúng ta di chuyển camera theo phương ngang để ghép nhiều tấm ảnh lại tạo nên một bức ảnh toàn cảnh mà không bị mất chi tiết.
5Chụp ghép nhiều ảnh
Bạn có thể chụp cùng lúc nhiều ảnh rồi ghép lại thành 1 tấm ảnh duy nhất.
6Camera chế độ Slow Motion
Đây là kỹ thuật quay video với hiệu ứng những hành động của đối tượng được làm chậm lại và chúng ta có thể thấy rõ từng hành động nhỏ của đối tượng đó.
Ưu điểm của video này giúp bạn thấy rõ từng bước hành động của vật thể, giúp video trở nên thú vị và sống động hơn.
Nhược điểm là slow motion đa phần phải cần độ ổn định khi quay do chống rung chưa tốt, do đó, người chụp cần có thiết bị cân bằng máy hoặc giữ vững tay mới. Ngoài ra cần quay ở điều kiện đủ sáng để có thể cho ra được video chất lượng tốt
7Camera chế độ Time-Lapse
Time lapse là một kỹ thuật kết hợp giữa nhiếp ảnh và video nhằm tạo ra những đoạn clip tua nhanh. Time-lapse được gọi là “tua nhanh thời gian”, đó là 1 cách tuyệt vời để bắt các chuyển động chậm và xem chúng ở tốc độ cao hơn.
Ví dụ như quay chuyển động của mặt trời lúc hoàng hôn cho đến quá trình hoa nở, tất cả sẽ được tổng hợp lại trong 1 khoảng thời gian ngắn nhằm cung cấp cho người xem những điều thú vị từ nhiên nhiên.
Chế độ tua nhanh thời gian thì không cần quá phức tạp như slow motion, tuy nhiên bạn cũng nên giữ cố định camera máy để chất lượng khung hình được đồng đều và chất lượng hơn.
8Gắn thẻ địa lý Geotagging
Gắn thẻ địa lý “GeoTagging” là chế độ tự động “tag” vị trí của ảnh (đúng hơn là của máy ảnh) khi được chụp, thông thường được định vị bằng GPS.
Dữ liệu xác định vị trí địa lý này được lưu dưới dạng siêu dữ liệu trong file EXIF, một phần của bức ảnh kỹ thuật số. Tệp EXIF hiện được sử dụng để lưu trữ thông tin bổ sung như kinh độ, vĩ độ. Hơn nữa, dữ liệu về vị trí địa lý cũng có thể bao gồm độ cao trên mặt biển, hướng đặt camera khi chụp ảnh và độ chính xác để ước tính vị trí và thậm chí cả tên địa điểm.
9Zoom quang học (Camera kép)
Một số smartphone hiện nay trên thị trường được trang bị thêm ống kính tele cho khả năng thu được ảnh từ xa hơn mà không bị vỡ hạt, đấy được gọi là zoom quang học. Tùy vào các hãng khác nhau mà sẽ trang bị các ống kính tele khác nhau. Ví dụ điển hình nhất là iPhone X và Galaxy Note 9 đều sở hữu cho mình một ống kính tele với khả năng zoom quang học 2X.
Việc sở hữu một chiếc smartphone có khả năng zoom quang học giúp bạn có thể chụp ảnh các vật thể ở xa mà không cần lại gần nhưng vẫn giữ được chi tiết tốt nhất. Tuy nhiên cũng vì tiêu cự dài nên khẩu độ của ống tele sẽ hẹp hơn, thu được ít sáng hơn vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng tính năng zoom quang học trong điều kiện thiếu sáng.
10Ảnh GIF
Một số smartphone hiện nay sở hữu cho mình khả năng chụp ảnh GIF khá vui vẻ. Với tính năng này thì bạn có được những hình ảnh theo một phong cách mới lạ, khác hẳn so với những bức ảnh bạn vẫn chụp thường ngày.
Sẽ thú vị hơn khi bạn sử dụng ảnh GIF theo dạng hành động ngược.
11A.I Camera
A.I camera là khả năng một thiết bị có thể nhận diện môi trường hay vật thể được chụp và tự động thực hiện một số tác vụ cho phù hợp nhất với mục đích mong muốn đều được coi là có trí thông minh nhân tạo.
Với A.I Camera thì bạn rất dễ dàng để có được một bức ảnh đẹp bởi những “công việc khó nhất” đã có A.I camera làm giúp bạn.
A.I camera hiện nay hỗ trợ trên cả camera trước và camera sau. Với camera sau, AI nhận diện được vật thể đang chụp là gì, như “phong cảnh”, “hoa”, “đồi núi”… để tự động tinh chỉnh lại màu sắc ánh sáng, nhằm cho ra bức ảnh tự nhiên và đẹp nhất.
Còn với camera selfie trước, AI nhận diện từng đường nét khuôn mặt cũng như làn da, các chi tiết khác, rồi tinh chỉnh để giúp người chụp có được bức ảnh tự sướng đậm nét riêng của mình và trông hoàn toàn chân thực, tự nhiên.
12Điều chỉnh khẩu độ
Điều chỉnh khẩu độ là khả năng camera của một chiếc smartphone sở hữu 2 khẩu độ khác nhau và có thể điều chỉnh thay đổi khẩu trong một số trường hợp cần thiết.
Công nghệ này lần đầu xuất hiện trên bộ đôi Galaxy S9/S9+ với khẩu độ f/1.5 dành cho người dùng muốn chụp ảnh thiếu sáng thì khẩu độ f/2.4 là lựa chọn phù hợp trong điều kiện ánh sáng gắt.
Người dùng có thể tự thay đổi khẩu độ tùy theo mục đích như chụp phong cảnh hay chân dung để cho ra được bức ảnh ưng ý nhất tuỳ vào mọi điều kiện môi trường.
Trên đây là một số chế độ chụp ảnh của smartphone, hi vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu thêm về chiếc dế yêu của mình và có được những sự sáng tạo tuyệt vời nhất khi chụp ảnh bằng smartphone!
Siêu thị Điện máy XANH