Cách dùng bếp từ an toàn và tiết kiệm điện

Bếp điện từ là công cụ nấu nướng khá tiện lợi nhưng sử dụng thế nào để đạt hiệu quả cao nhất vẫn là câu hỏi của rất nhiều chị em nội trợ. DienmayXANH.com mách bạn những cách để sử dụng bếp từ an toàn và tiết kiệm điện nhé!

Đọc kỹ thông tin trên bảng điều khiển của bếp

Sai lầm phổ biến của người mới sử dụng bếp từ chính là bật chế độ nấu không đúng cách, điều này có thể gây ra tình trạng không an toàn, nhất là khi bạn đang đặt dụng cụ nấu trên bếp. Vì vậy, cần xem kỹ từng biểu tượng chỉ dẫn kèm chú thích trên bếp từ để có thể chọn đúng chức năng nấu của bếp (Xem thêm hướng dẫn sử dụng bếp từ an toàn).

Cần đọc kỹ về các chế độ nấu, nhiệt độ…trên bảng điều khiển
Cần đọc kỹ về các chế độ nấu, nhiệt độ…trên bảng điều khiển

Không dùng chế độ nhiệt cao

Bếp điện từ có khả năng đốt nóng xoong, chảo nhanh hơn nhiều so với bếp gas. Do đó nếu bật chế độ nhiệt cao nhất trước khi cho thức ăn vào, xoong chảo rất dễ bị cháy. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên để chế độ nhiệt thấp khi mới bật bếp rồi tăng dần trong quá trình nấu.

Không chỉnh nhiệt độ cao ngay khi vừa bật bếp
Không chỉnh nhiệt độ cao ngay khi vừa bật bếp

Dùng đúng loại nồi, chảo

Bếp từ khá kén nồi. Chất liệu nồi thích hợp nhất để dùng cho bếp từ là thép, sắt tráng men, thép không gỉ (inox) hay nồi có đáy từ (Xem thêm các loại nồi sử dụng được trên bếp từ). Nồi phải có đáy dày và phẳng, đường kính từ 12 – 26cm để hấp thụ nhiệt tốt. Bạn không nên dùng chảo nhôm vì chúng không bị nhiểm từ, do đó không nấu được trên bếp từ.

Dùng loại nồi, chảo phù hợp với bếp điện từ
Dùng loại nồi, chảo phù hợp với bếp điện từ

Chọn dụng cụ nấu nướng an toàn

Khi nấu ăn bằng bếp từ, bạn phải sử dụng những dụng cụ nấu nướng phù hợp như các loại muỗng gỗ, xẻng xào… có khả năng chịu nhiệt cao. Nếu dùng muỗng kim loại thì sẽ dẫn nhiệt rất nhanh, còn vật dụng bằng nhựa có thể bị tan chảy. Bạn cũng nên lưu ý không để dụng cụ nấu trong xoong, chảo khi đang nấu vì có thể gây bỏng hoặc chảy nhựa.

Chọn dụng cụ nấu có khả năng chịu nhiệt cao
Chọn dụng cụ nấu có khả năng chịu nhiệt cao

Tắt bếp trước vài phút

Tắt bếp trước vài phút khi quá trình đun nấu hoàn thành vừa là một cách tiết kiệm điện hiệu quả, vừa cũng đủ để làm thức ăn chín hoàn toàn. Tuy nhiên, cách làm này chỉ thích hợp với các món hầm và xào, không phù hợp với món chiên có nhiều dầu.

 Tắt bếp vài phút trước khi quá trình đun nấu kết thúc
 Tắt bếp vài phút trước khi quá trình đun nấu kết thúc

Khắc phục những sự cố thường gặp trên bếp từ

– Trong lần nấu đầu tiên, bạn hãy đặt một nồi đầy nước lên và đun trong vòng 30 phút, lúc này khói và mùi khó chịu xuất hiện nhưng yên tâm là không có chuyện gì xảy ra hết. Khói và mùi là do lớp dầu mỡ bảo vệ bên trong lò bị làm nóng thôi.

– Nếu bếp không hoạt động, bạn cần kiểm tra lại nguồn điện kết nối đến bếp và kiểm tra các thiết bị ngắt điện khác trong gia đình.

– Nếu bếp không hoạt động và xuất hiện biểu tượng, bạn kiểm tra lại chức năng khóa an toàn có đang bật không. Nếu bếp phát ra tiếp “bíp”, bạn cần vệ sinh lại bếp và kiểm tra xem có vật nặng đè lên bộ điều khiển cảm biến hay không.

– Nếu đèn ở phím điều khiển nhấp nháy khi bếp đang nấu chính là tín hiệu cảnh báo nồi không phù hợp, hãy thay bằng loại nồi khác để bếp hoạt động hiệu quả.

(Xem thêm các mã báo lỗi thường hay gặp của bếp từ).

Giữ bề mặt bếp từ luôn sạch sẽ để hoạt động hiệu quả
Giữ bề mặt bếp từ luôn sạch sẽ để hoạt động hiệu quả

Với những hướng dẫn sử dụng bếp điện từ mà DienmayXANH.com vừa chia sẻ trên đây, chắc chắn sẽ giúp chị em nội trợ tích lũy được kinh nghiệm trong việc đem lại những bữa ăn ngon cho gia đình. Hãy chia sẻ thêm những trải nghiệm của bạn khi dùng bếp từ nhé!

DienmayXANH.com