Cách xử trí khi bị say nắng, đau đầu trong trời nắng nóng

Say nắng, đau đầu là những hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và cách chữa say nắng, đau đầu trong trời nóng nhé!

1 Nguyên nhân bị say nắng, đau đầu trong trời nóng

Khi con người hoạt động quá lâu dưới thời tiết nắng nóng, nhất là buổi trưa (11h -14h), nhiều tia nắng gay gắt sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy (tương ứng với vùng hành tủy của não bộ) một cách liên tục khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể sẽ bị chấn động, làm rối loạn việc điều hòa thân nhiệt kèm theo hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. 

nguyên nhân gây say nắng, đau đầu

Bên cạnh đó, nhiệt độ quá cao làm máu trở nên nóng, các trung tâm đối giao cảm bị kích thích sẽ khiến giãn mạch máu ngoại biên, gây xuất mồ hôi,… dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, thậm chí có một số trường hợp bị say nắng có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

2 Dấu hiệu nhận biết

Các biểu hiện của say nắng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ.

Ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút,… và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

dấu hiệu nhận biết say nắng, đau đấu

3 Cách xử lí

Trong trường hợp say nắng, đau đầu cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:

Giảm thân nhiệt cho bệnh nhân bằng cách huyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho họ.

cách xử lí say nắng, đau đấu

Tại các trung tâm y tế, bệnh nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt.

Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

4 Cách phòng tránh

Uống đủ nước

Mất nước một trong những nguyên nhân gây đau đầu trong những ngày nắng nóng. Bởi vậy cần uống đủ nước cho cơ thể đầy đủ khoảng 1/2 – 1 cốc nước mỗi giờ (cốc khoảng 230 – 250ml) nhằm điều hòa cơ thể hiệu quả và lưu thông huyết mạch.

uống đủ nước

Ngoài uống đủ nước, bạn nên bổ sung ăn trái cây tươi hoặc uống trà xanh để ngăn ngừa cơn đau đầu trong mùa hè.

ăn trái cây tươi bổ sung chất dinh dưỡng
Tránh cho cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột

Thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc nhiệt độ quá cao có thể góp phần gây đau đầu khi cơ thể không kịp thích nghi. Do đó cần chú ý không để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột như di chuyển cơ thể từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp và ngược lại một cách nhanh.

Trong những ngày nắng nóng cần tránh ra ngoài vào thời điểm nắng cao. Nếu buộc phải ra ngoài thì bạn cần phải đội mũ rộng vành, áo chống nắng, bôi kem chống nắng,… Tránh để nắng chiếu trực tiếp vào gáy, cổ và lưng.

đội mũ rộng vành khi ra nắng

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Thời tiết nóng cũng làm nhiều người mất ngủ khiến trí não bị thiếu dưỡng khí làm cho tinh thần mệt mỏi, đau đầu. Bởi vậy cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh nơi ồn ào vì có thể làm đau đầu nặng hơn. 

ngủ đủ giấc
 

Cắt cơn đau đầu bằng Đông y

Y học cổ truyền có thể chữa đau đầu bằng thuốc, đồng thời có thể day bấm huyệt, xoa bóp chữa đau đầu có hiệu quả. Đau đầu có thể chườm nóng, đánh gió ở hai bên thái dương hoặc tác động vào các huyệt vị.

chữa đau đầu bằng biện pháp Đông y
 

Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, khi có các cơn đau đầu bất thường, đau đầu hơn 2 lần/ngày và đau nửa đầu tần suất có thể là 1 – 2 lần/tháng (hoặc 4 – 5 lần/tháng) cần phải đi khám bệnh để tìm nguyên nhân, không nên chủ quan chỉ uống vài viên thuốc giảm đau rồi thôi mà dẫn tới biến chứng không đáng có.

Xem thêm:

  • Cách tiết kiệm điện trong thời tiết nắng nóng và giá điện tăng “chóng mặt”
  • 7 cách giúp phòng ngủ mát mẻ ngày nắng nóng
  • Cách giảm thiểu nắng nóng tia UV cao và bụi mịn nguy hiểm bạn nên biết

Trên đây là một số thông tin về cách nhận biết và xử lí say nắng, đau đầu trong ngày nắng nóng. Hi vọng thông tin trên từ Điện máy XANH sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe của mình.