Google dịch là công cụ hữu ích cho rất nhiều người khi gặp phải vấn đề khó khăn về ngôn ngữ trên văn bản hay giao tiếp. Hãy xem chị Google dịch được “tân trang” trong phiên bản mới sở hữu các tính năng thú vị như thế nào nhé!
1 Chị Google chính thức được “tân trang”
Theo thông tin đăng tải trên wesite nổi tiếng về tin tức công nghệ – Neowin, kể từ khi Hội nghị Google I/O đã diễn ra vào đầu năm 2018, ngôn ngữ thiết kế – gọi là Material Design của Google chính thức bước vào cuộc chơi.
Material Design là một ngôn ngữ thiết kế được phát triển bởi Google từ năm 2014. Hầu hết, các ứng dụng của Google (gmail, youtube, google maps, google drive,…) đều áp dụng ngôn ngữ thiết kế này.
Google muốn xây dựng một nguyên tắc thiết kế sao cho vừa tối giản, thân thiện lại vừa đẹp mắt. Có lẽ vì thế mà Chrome và Google Drive (phiên bản 69) đã được cập nhật lên Material Design trong thời gian gần đây.
Cụ thể, công cụ Google Translate (google dịch) cũng bắt kịp sự thay đổi Material Design của Google để mang lại sự trải nghiệm mới mẻ cho người sử dụng.
2 Tính năng mới của Google dịch
Khi vào giao diện của google dịch, bạn sẽ thấy 4 điểm mới sau đây:
Nút Tài liệu
Nút Tài liệu xuất hiện bên cạnh nút Văn bản, đây là một điểm mới mà bạn có thể thấy ngay khi mới vào giao diện.
*Hướng dẫn nút Tài liệu trong google dịch:
Bước 1: Nhấp vào nút Tài liệu, chọn nút “Duyệt qua máy tính của bạn” để tiến hành tải tệp tin từ máy tính của bạn lên trên google.
Bước 2: Sau khi tải tệp tin lên, bạn chọn ngôn ngữ được thể hiện trong tệp tin vừa mới tải lên phía bên trái, rồi chọn ngôn ngữ mà bạn muốn chuyển ở phía bên phải.
Dấu mũi tên, nhấp vào, cho phép bạn chọn thêm nhiều ngôn ngữ đang trong chế độ ẩn.
Bước 3: Nhấp vào nút Dịch để tiến hành dịch văn bản. Thế là xong!
Giờ đây, việc dịch văn bản của các tài liệu sang ngôn ngữ mà bạn cần, sẽ trở nên dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.
Nút Lịch sử (History)
Tính năng của nút Lịch sử cho phép bạn xem các bản dịch trước đó mà Google đã thực hiện theo yêu cầu của bạn. Chúng sẽ được xuất hiện phía bên phải.
Nút Đã lưu (Saved)
Đây là tính năng cho phép bạn truy cập lại các văn bản dịch đã lưu của mình. Chúng có thể được sắp xếp và xuất chúng qua Google Sheets trong tài khoản của bạn.
Ngoài ra, google còn cung cấp một cặp thẻ ngôn ngữ để đánh dấu mỗi bản dịch mà bạn đã lưu. Điều này giúp cho việc phân loại được dễ dàng hơn rất nhiều.
*Hướng dẫn nút Đã lưu trong google dịch:
Bước 1: Nhập văn bản vào khung bên trái.
Bước 2: Tiến hành chọn ngôn ngữ của văn bản mà bạn nhập bên trái, rồi chọn ngôn ngữ mà bạn muốn chuyển qua (ở phía bên phải).
Bước 3: Để tiến hành lưu văn bản đó, bạn bấm vào nút Sao (phía bên trái) của văn bản vừa mới chuyển đổi ngôn ngữ. Vậy, bạn đã hoàn thành việc lưu văn bản trên google dịch.
Bước 4: Nếu bạn muốn kiểm tra, thì bấm chuột vào nút Đã lưu phía dưới hộp. Khung Đã lưu xuất hiện phía bên phải.
- Nút Sắp xếp: cho phép bạn sắp xếp văn bản đã lưu theo ngày hoặc theo thứ tự chữ cái.
- Nút Xuất sang bảng tính của Google: giúp bạn xuất văn bản sang google sheets (trang tính) trong tài khoản của bạn.
Bước 5: Nếu muốn xóa văn bản đã lưu, thì bạn cũng vào google dịch -> chọn nút Đã lưu phía dưới -> nhấp vào biểu tượng Thùng rác bên phải văn bản mà bạn muốn xóa.
Nút Cộng đồng (Community)
Đây có thể là nút làm cho bạn khá tò mò, tính năng của nút Cộng đồng chính là bạn muốn trở thành tình nguyện viên, đăng ký và góp ý để giúp cải thiện bản dịch của Google Translate. Ngoài ra, dịch vụ này cho phép nó tự động điều chỉnh kiểu thiết kế nhằm hiển thị nội dung phù hợp hơn với thiết bị mà bạn đang dùng (điện thoại hay máy tính bàn chẳng hạn).
*Hướng dẫn nút Cộng đồng trong google dịch:
Bước 1: Nhấp vào nút Cộng đồng.
Bước 2: Click vào nút Bắt đầu.
Bước 3: Chọn 2 cho đến 5 ngôn ngữ. Bạn có thể nhấp vào nút đỏ để mở bảng ngôn ngữ ra chọn.
Bước 4: Màn hình sẽ xuất hiện bên dưới. Nếu muốn nhận qua email tài khoản của bạn thì nhấp chọn. Cuối cùng là bấm Lưu.
Bước 5: Giao diện sẽ xuất hiện giống như hình phía dưới. Bạn có thể khám phá các tính năng Dịch, Xác thực và Chia sẻ vì chúng tương đối đơn giản.
Để góp ý Google dịch được tốt hơn, bạn nhấp vào nút Gửi phản hồi, rồi tiến hành mô tả vấn đề mà bạn gặp phải hay chia sẻ ý tưởng của bạn và tiến hành Gửi đi là xong!
Xem thêm:
- Giải quyết công việc nhanh chóng với nhiều tiện ích trên Google Chrome
- Google drive là gì? Cách dùng các tính năng miễn phí tiện lợi của Google drive mà bạn chưa biết
- Hướng dẫn chặn chuyển hướng đến trang web độc hại trên Google Chorme
Google translate (google dịch) thực sự khoác lên cho mình một lớp diện mạo mới, giúp cho người sử dụng không cảm thấy nhàm chán với giao diện cũ nữa!