Ngày 11 tháng 12 năm 2019, Apple đã ra mắt thị trường chiếc máy tính mạnh mẽ nhất của hãng với tên gọi là Mac Pro, giá khởi điểm cho phiên bản tiêu chuẩn là 6.000 USD. Thế nhưng điều khiến người dùng không khỏi kinh ngạc lại nằm ở thông số kỹ thuật của chiếc máy này.
Thiết kế bên ngoài
Mac Pro sở hữu thiết kế độc đáo và có thể nói là không giống ai trên thị trường. Được làm từ nhôm nguyên khối tạo cảm giác cứng cáp, điểm nhấn trên thiết kế vỏ case của Mac Pro là nhiều lỗ tựa như “tổ ong”. Thế nhưng lí do của thiết kế độc, lạ này chính là phục vụ cho việc lưu thông không khí và tăng cường khả năng tản nhiệt của máy. Thông qua tay nắm được đặt ở trên đỉnh, chúng ta có thể dễ dàng nhấc lớp vỏ ngoài của Mac Pro để truy xuất vào các linh kiện bên trong.
Cấu Hình
Phiên bản tiêu chuẩn của Mac Pro sở hữu cấu hình với CPU Intel Xeon W 8 nhân 16 luồng xung nhịp 3,5GHz, RAM 32 GB DDR4, card màn hình Radeon Pro 580X với 8GB GDDR5 thì cũng đã hơn nhiều các máy tính để bàn thông dụng hiện tại. Thế nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể nâng cấp cấu hình này lên mức tối đa với:
- RAM: 12 thanh RAM 128 GB DDR4 EEC, tương đương 1,5 TB RAM .
- Card đồ họa: 2 Card AMD Radeon Pro Vega II với 32 GB mỗi card.
- Afterburner Card: Card độc quyền của Apple.
- SSD: 8TB SSD với tốc độ đọc và ghi lên đến gần 3GB/s.
Bên trong có đến 8 khe PCIe, cho phép người dùng lắp thêm các card mở rộng và phổ biến nhất là GPU rời. Do mỗi đối tượng người dùng hoạt động ở một lĩnh vực khác nhau và có yêu cầu riêng về hiệu năng hệ thống, đặc biệt là đồ hoạ, vì thế Apple đã tạo ra Mac Pro Expansion Module (MPX Module). MPX Module là card mở rộng dành riêng cho Mac Pro, và người dùng có thể tùy ý lựa chọn hoặc nâng cấp dựa trên nhu cầu cá nhân. MPX Module mang một thiết kế khá độc đáo khi nó sử dụng cùng lúc hai connector. Bên cạnh connector PCIe truyền thống, MPX Module còn có thêm một connector PCIe nữa nhằm tăng nguồn điện cung cấp tối đa và tăng băng thông. Một chiếc Mac Pro có thể lắp tối đa hai module MPX cùng lúc.
Vậy còn Afterburner Card thì sao? Nếu bạn làm việc với codec RAW ProRes và ProRes, phần lớn công việc có thể được chuyển sang thẻ Afterburner. Điều đó có nghĩa là bạn có thể giải phóng các thành phần khác của hệ thống – đặc biệt là bộ xử lý – cho các công việc khác. Cụ thể hơn, thẻ xử lý việc giải mã và phát lại nội dung ProRes và ProRes RAW, đồng thời cho phép chuyển mã và chia sẻ nhanh hơn các dự án và tệp ProRes và ProRes RAW. Nó không ảnh hưởng đến việc mã hóa nội dung video này, sẽ được quản lý bởi bộ xử lý. Nó cũng không ảnh hưởng đến các codec video khác ngoài ProRes và ProRes RAW.
Đồng thời, nó cho phép chúng ta mở rộng số lượng luồng có độ phân giải cao có thể được xử lý cùng một lúc. Apple giải thích rằng thẻ Afterburner cho phép phát lại tối đa sáu luồng cảnh 8K ở tốc độ 29,97 khung hình / giây trong Final Cut Pro X, chẳng hạn. Nếu làm việc với các cảnh quay 4K trong cùng một ứng dụng, chúng ta có thể phát lại tới 23 luồng video RAW của ProRes với 29,97 khung hình / giây. Nói một cách tóm gọn thì Afterburner Card sẽ hỗ trợ tăng tốc phần cứng để giúp hệ thống có thể xử lý 3 đoạn video 8K hoặc 12 đoạn video 4K ở cùng một thời điểm. Đây được cho là một card mở rộng khá thú vị của Apple dành riêng cho các nhà làm phim và video editor.
Thiết kế bên trong
Sau khi nhấc lớp vỏ ngoài của Mac Prothì bên trong của cỗ máy cũng đã dần lộ diện.
Mặt trên gồm 2 cổng USB-C Thunderbolt và nút nguồn, đèn báo nguồn ẩn bên cạnh khá thú vị. Mặt sau là 2 cổng USB A thông dụng, 1 jack cắm tay nghe truyền thống 3.5mm, thêm rất nhiều cổng C Thunderbolt nữa. Ở đây chúng ta có 2 cổng HDMI xuất màn hình và dưới cùng kế cổng nguồn sẽ là 2 cổng 10Gbs Internet Port. Rất dư dả đúng ko nào!
Như chúng ta thấy trong hình ảnh thì bố cục bên trong đều được phân chia rất gọn, đẹp và hết sức tinh tế. CPU, RAM, card VGA rời và Main Board đều được phân chia theo từng khu vực rất hợp lý, chỉnh chu. Tất cả những gì chúng ta cần để tháo lắp hoặc nâng cấp máy là 1 cây tua vít thôi.
Tuy Mac Pro cho chúng ta khả năng làm việc hiệu suất hơn các máy thông thường khác nhưng cỗ máy này lại chạy rất êm tai và dễ chịu. Sở hữu cho riêng mình 4 quạt bao gồm 1 quạt nhỏ riêng cho nguồn và 3 quạt to đằng trước máy để tản nhiệt cho cả hệ thống, thế nhưng Apple rất biết cách điều chỉnh tốc độ của từng quạt, với số vòng quay 3 quạt khác nhau hoàn toàn khiến cả hệ thống vận hành không gây ra tiếng ồn nào khó chịu. Hãng cũng đã tính toán và chia từng khu vực riêng biệt cho từng phần của hệ thống với mục đích đạt được hiệu quả tản nhiệt tốt hơn hết. Đồng thời khí lưu của quạt sẽ được hướng trực tiếp đến từng bộ phận riêng biệt, không còn bay lòng vòng trong thùng máy và trở nên lãng phí nữa.
Pro Display XDR
Nếu muốn sở hữu trọn bộ sản phẩm làm việc chuyên nghiệp cùng với chiếc Mac Pro thì màn hình Pro Display XDR sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Yếu tố làm cho chiếc màn hình này trở nên có giá trị như vậy nằm ở cụm chữ XDR, vậy đó là gì? Dải tần nhạy sáng cực cao (XDR) sẽ đưa độ sáng và độ tương phản của hình ảnh lên cực hạn, vượt qua mức được coi là dải tần nhạy sáng chuẩn (SDR) và dải tần nhạy sáng cao (HDR).
Cùng với đó là màn hình LCD 32 inch, độ phân giải Retina 6k, Pro Display XDR có thể duy trì độ sáng 1000 nits trên toàn màn hình, và đạt độ sáng tối đa là 1600 nits. Thêm vào đó là hàng loạt công nghệ như chiều sâu 10-bit chân thực với khả năng tạo ra hơn 1 tỷ điểm sắc màu, gam màu P3 rộng sẽ cung cấp cho người dùng một bảng màu rực rỡ, tỷ lệ tương phản 1.000.000:1 giúp tái tạo tốt hơn những gì mà mắt có thể nhìn thấy trên thực tế,…
Thế nhưng điểm trừ duy nhất chính là màn hình Pro Display XDR lại không đi kèm chân đế mà bạn phải bắt buộc mua riêng chân đế Pro Stand với mức giá lên đến 1.000$.
Với những điểm mạnh như trên thì chắc chắn rằng ai xem qua cũng sẽ muốn sở hữu ngay trọn bộ sản phẩm này phải không nào. Tuy có hơi “đau túi tiền” một chút nhưng Halo tin rằng nếu sẵn sàng chi thì bạn sẽ không phải thất vọng về năng suất làm việc của bộ sản phẩm này đâu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.