Đũa gỗ, đũa tre dùng lâu ngày dù có được vệ sinh thường xuyên vẫn rất dễ xuất hiện các vết đen. Chúng là gì và khi đũa xuất hiện vết đen như thế thì có nên tiếp tục sử dụng?
1Vết đen trên đũa gỗ là gì?
Những vết đen trên đũa gỗ thông thường là thức ăn bám lại, bụi bẩn, và nấm mốc. Đũa gỗ dùng lâu dễ xuất hiện các vết trầy xước, các rãnh trên thân đũa, những vị trí này khó làm sạch dẫn đến bụi bẩn tích tụ tạo ra màu đen.
Ngoài ra, đũa dùng xong không rửa ngay hoặc rửa xong mà không để ráo, bị đọng nước, ẩm ướt lâu dần làm xuất hiện nấm mốc.
2Có nên tiếp tục dùng đũa gỗ bị đen?
Nhiều nguồn tin cho rằng nấm mốc trên đũa gỗ có thể gây ung thư, nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều đó là thật. Thực tế, loại nấm mốc gây ung thư không có trên đũa hay thớt gỗ, mà chủ yếu là ở nông sản. (Nguồn lấy từ ttvn.vn).
Dù vậy, không nên tiếp tục dùng đũa gỗ bị đen, vì nó làm tăng nguy cơ rối loạn thực phẩm, nặng hơn nữa là ngộ độc thực phẩm, đặc biệt nguy hiểm với người già và trẻ nhỏ – có sức đề kháng yếu.
3Làm gì khi thấy đũa có dấu hiệu bị đen?
Khi thấy đũa gỗ xuất hiện dấu hiệu bị đen, hãy vệ sinh kỹ đũa và trụng nước sôi, rồi để ráo và phơi khô trước khi cất giữ.
Nếu đũa vẫn không hết vết đen, hãy thay đũa mới để đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Cũng nên định kì thay đũa gỗ mới sau mỗi 3 – 6 tháng.
Xem thêm: Mẹo bảo quản đũa gỗ không bị mốc
Như vậy, đũa gỗ xuất hiện vết đen không quá nguy hiểm, nhưng cũng không nên tiếp tục sử dụng mà nên thay mới để đảm bảo an toàn cho cả nhà. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết khác nhé.