Việc chọn loại tai nghe để nghe nhạc hay mà không gây khó chịu cho tai khi đeo trong thời gian dài là điều không dễ dàng. Điện máy XANH sẽ hướng dẫn cho bạn cách chọn mua tai nghe để nghe nhạc hay nhất trong bài viết dưới đây nhé!
1 Chọn loại tai nghe
1. Tai nghe in-ear
Tai nghe in-ear (tai nghe nhét tai) có tên gọi khác tai nghe nhét tai (IEM), là loại tai nghe nhỏ, có khả năng nhét sâu vào trong ống tai.
Tai nghe nhỏ cho phép bạn đặt vào ống tai, đặc biệt một số mẫu tai nghe thể thao còn được trang bị thêm “cánh” hoặc “vây” để tai nghe được giữ chắc hơn mà không bị rơi khi hoạt động mạnh.
Ưu điểm:
- Nhỏ gọn, nhẹ hầu hết các loại tai nghe in-ear đều có micro và điều khiển được tích hợp trên dây.
- Khả năng ngăn tiếng ồn bên ngoài từ trung bình đến hoàn hảo, đặc biệt là nhờ kích thước nhỏ gọn nên không gây vướng víu ảnh hưởng đến kiểu tóc, bông tai, kính mắt,… của bạn.
Nhược điểm:
- Chất lượng âm thanh, đặc biệt là âm trầm không tốt như các loại tai nghe over-ear.
- Đôi khi gây khó chịu cho tai khi sử dụng kéo dài.
- Thiết kế hai dây nên dễ bị rối, vặn xoắn.
Tham khảo một số tai nghe nhét trong đang kinh doanh tại Điện máy XANH” data-productperline=”3″>
2. Tai nghe on-ear
Tai nghe on-ear là loại tai nghe nằm trên tai ngoài của bạn. Tai nghe on-ear có nhiều loại từ loại cho chất lượng âm thanh rẻ tiền cho tới loại âm thanh cao cấp high-end.
Tai nghe on-ear có kiểu che kín tai để lọc hoàn toàn âm thanh bên ngoài nhưng cũng có loại mở cho phép bạn vừa nghe từ tai nghe nhưng vẫn có thể nghe được âm thanh ngoài.
Ưu điểm:
- Tai nghe tương đối nhỏ gọn, ít bị nóng bí như loại over-ear.
- Một số mẫu còn có thể gấp gọn để dễ dàng vận chuyển.
Nhược điểm:
- Cách ly tiếng ồn không hiệu quả bằng tai nghe in-ear hoặc over-ear.
- Âm trầm không hay bằng tai nghe over-ear và có thể rò rỉ âm thanh từ tai nghe ra bên ngoài.
3. Tai nghe over-ear
Đây là loại tai nghe kích thước lớn bao trọn tai bạn, tai nghe có đặc điểm lớn và chống ồn hoàn toàn nên phù hợp sử dụng tại nhà hơn là di động.
Ưu điểm:
- Tai nghe lớn cho chất lượng âm thanh hoàn hảo ở cả âm trầm và âm cao.
- Âm lượng tai nghe lớn, lọc hoàn toàn âm thanh bên ngoài đem lại không gian riêng tư tuyệt đối.
- Hơn nữa bạn có thể thoải mái nghe nhạc mà không lo rò rỉ âm thanh ra bên ngoài làm phiền người khác.
Nhược điểm:
- Kích thước lớn, nặng.
- Đeo lâu gây nóng và bí tai.
- Vướng víu gây khó chịu nếu bạn để tóc dài, đeo kính hay đội mũ.
Tham khảo một số tai nghe chụp tai đang kinh doanh tại Điện máy XANH” data-productperline=”3″>
4. Tai nghe không dây
Tai nghe không dây là loại tai nghe kết nối với thiết bị qua Bluetooth, Wifi, RF,… mà không cần dây cáp.
Định dạng phổ biến nhất là tai nghe không dây Bluetooth tuy nhiên chất lượng âm thanh giảm do file bị nén. Để cải thiện điều này, các nhà sản xuất đã trang bị cho các mẫu tai nghe của mình chuẩn aptX nhằm cải thiện chất lượng âm thanh của tai nghe không dây.
Ưu điểm:
- Không có dây giữa tai nghe và thiết bị âm thanh.
- Bạn có thể truyền phát âm thanh từ thiết bị của mình lên đến 10 mét và có thể xa hơn.
Nhược điểm:
- Không thể sử dụng tai nghe khi hết pin và phải sạc lại.
- File âm thanh bị nén nên chất lượng có thể giảm đôi chút.
Tham khảo một số tai nghe Bluetooth đang kinh doanh tại Điện máy XANH” data-productperline=”3″>
5. Tai nghe không dây hoàn toàn
Ngày càng có nhiều tai nghe không dây hoàn toàn xuất hiện trên thị trường. Một số, như AirPods của Apple và Skybud của Sky Audio, tai nghe nhỏ gọn và tính năng tương đối hạn chế. Tuy nhiên, các mẫu cao cấp hơn như Bragi The Dash Pro và Doppler Labs’ Hear One có nhiều tính năng hơn.
Ưu điểm: Nhỏ gọn và không dây.
Nhược điểm:
- Dung lượng pin thấp.
- Các mẫu tốt với nhiều tính năng thường đắt hơn tai nghe không dây tiêu chuẩn.
6. Tai nghe thể thao
Tai nghe thể thao là một trong những loại tai nghe phổ biến và loại tốt nhất là loại không dây. Tai nghe thể thao có các tính năng như chống mồ hôi, không thấm nước, chúng có thể được sử dụng tại phòng tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao ngoài trời.
Một số có thiết kế mở hoặc bán mở vì lý do an toàn (ví dụ để bạn có thể nghe thấy tiếng ồn giao thông). Tuy nhiên, một số loại có thiết kế kín chống ồn.
Ưu điểm: Tai nghe thể thao được thiết kế để sử dụng trong hoạt động thể thao, chống mồ hôi thậm chí không thấm nước.
Nhược điểm: Một số mẫu có thiết kế mở nên khó sử dụng khi âm thanh bên ngoài quá nhiều.
7. Tai nghe chống ồn
Tai nghe chống ồn được trang bị công nghệ chống ồn giúp bạn loại bỏ một số âm thanh bên ngoài. Điều này không có nghĩa là khử hoàn toàn âm thanh nhưng có thể làm mất tiếng khó chịu từ điều hòa, quạt máy, tiếng động cơ xe,…
Tai nghe chống ồn có nhiều loại từ loại in-ear, on-ear hay over-ear. Bạn không phải tăng âm lượng để giảm tiếng ồn nên bạn có thể nghe nhạc ở mức thấp hơn giúp giảm mỏi tai, hơn nữa bạn có thể nghe được những âm trầm tốt hơn.
Ưu điểm: Công nghệ khử tiếng ồn giúp loại bỏ tiếng ồn xung quanh lý tưởng khi di chuyển trên máy bay hay đi làm buổi sáng.
Nhược điểm:
- Công nghệ khử ồn có thể làm giảm chất lượng tự nhiên của âm nhạc.
- Một số người gặp phải hiệu ứng buồn nôn từ công nghệ khử tiếng ồn.
8. Tai nghe Type-C hoặc Lightning
Với tai nghe Lightning, tai nghe USB-C, bạn cắm trực tiếp tai nghe vào cổng Lightning (trên thiết bị Apple) hoặc cổng USB-C (trên thiết bị Android) tạo ra một kết nối kỹ thuật số trực tiếp.
Ưu điểm: Kết nối kỹ thuật số trực tiếp có thể cho âm thanh trong hơn.
Nhược điểm:
- Cần một bộ chuyển đổi để cắm vào giắc âm thanh tiêu chuẩn.
- Làm tiêu hao một lượng pin từ thiết bị.
- Có thể đắt hơn một tai nghe có dây tiêu chuẩn.
Tham khảo một số tai nghe Lightning đang kinh doanh tại Điện máy XANH” data-productperline=”3″>
2 Các đặc điểm – tính năng trên tai nghe
Dù bạn chọn loại tai nghe nào thì các tính năng trên tai nghe rất quan trọng để quyết định xem chất lượng âm thanh qua tai nghe hay hay dở. Bạn cần lưu ý đến các tính năng sau khi chọn mua tai nghe:
1. Âm bass
Âm bass hay còn gọi là âm trầm, một trong những yếu tố quyết định đến sự hay dở của âm thanh. Nhiều nhà sản xuất tùy chỉnh “âm thanh đặc trưng” của tai nghe để nhấn mạnh âm ở tần số thấp, cùng với đó, điều này làm cho tai nghe đắt hơn.
Các mẫu tai nghe over-ear là dòng có lợi thế về âm bass hơn các mẫu khác.
2. Khả năng chống ồn
Tùy vào mục đích sử dụng tai nghe mà bạn chọn loại tai nghe kín – ngăn cản hoàn toàn tiếng ồn bên ngoài hoặc tai nghe mở – cho phép bạn nghe được âm thanh bên ngoài.
Tai nghe kín thích hợp khi bạn sử dụng ở nhà cần không gian riêng tư và không muốn bị làm phiền.
Tai nghe mở phù hợp khi bạn tham gia giao thông, hoạt động ngoài trời,… mà bạn cần nhận biết thế giới bên ngoài để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên loại tai nghe này cũng làm âm thanh trong tai nghe phát ra bên ngoài nên bất cứ ai ở gần bạn cũng có thể nghe được.
3. Tuổi thọ
Chất liệu làm tai nghe sẽ quyết định độ bền, khi mua tai nghe bạn lưu ý kiểm tra như tai nghe có dễ gấp lại không, chất liệu dây có tốt không các điểm nối có chắc chắn không,…
4. Cảm giác thoải mái khi đeo
Nếu bạn cần mua tai nghe để đeo trong thời gian lâu cần kiểm tra xem tai nghe đeo có thoải mái không? Nên đeo thử để xem tai có bị đau không, có bị nóng không,… các loại tai nghe rẻ tiền, chất lượng kém thường gây đau tai, nóng bí làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
5. Độ dài cáp và giắc cắm
Hầu hết các tai nghe âm thanh nổi chỉ có một dây cáp, thường được gắn vào tai nghe bên trái (đôi khi được gọi là cáp một mặt). Một số kiểu tai nghe và tất cả các tai nghe in-ear sử dụng cáp Y nối với cả hai tai nghe (hai mặt).
Giắc cắm cáp thường có hai loại: giắc cắm thẳng hoặc giắc cắm chữ L. Loại giắc cắm chữ L có thể hữu ích nếu thiết bị nghe nhạc có giắc cắm tai nghe ở cạnh bên hoặc phía dưới.
Tùy thuộc vào vị trí máy nghe nhạc của bạn mà chọn độ dài tai nghe, tuy nhiên lời khuyên là bạn nên chọn tai nghe có dây dài vì dây dài bạn có thể thu ngắn lại, nhưng dây ngắn thì bạn không thể nối dài hơn được.
3 Giá cả
Mức giá sẽ tỉ lệ thuận với chất lượng tai nghe, tuy nhiên tùy thuộc vào khả năng kinh tế và mục đích sử dụng mà bạn chọn loại tai nghe phù hợp.
Các loại tai nghe nhét tai tùy vào hãng sản xuất và tính năng có mức giá từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tai nghe chụp tai thì dao động từ 400.000 đồng đến vài triệu đồng. Tai nghe không dây thì đắt hơn có giá từ 300.000 đồng trở lên.
Bạn không cần chọn loại tai nghe quá đắt tiền khi thỉnh thoảng bạn mới dùng đến tai nghe hay một chiếc tai nghe thể thao giá cao trong khi bạn chỉ sử dụng trong nhà.
Đa số các loại tai nghe chụp tai sẽ đắt hơn các loại tai nghe nhét tai nhưng chất lượng âm nhạc tốt hơn và điều quan trọng là bạn mua hàng chính hãng tại các cửa hàng uy tín để tránh hàng giả hàng nhái kém chất lượng.
Xem thêm
- Đeo tai nghe việc nhỏ nhưng hậu quả to nếu không biết cách
- Tai nghe/headphone bị rè, không rõ lời. Nguyên nhân và cách khắc phục
Tham khảo một số tai nghe đang kinh doanh tại Điện máy XANH” data-productperline=”3″>
Hy vọng với bài viết trên bạn có thể lựa chọn được loại tai nghe ưng ý nhất nhé!