Kính cứng của đồng hồ là gì? Các loại kính đồng hồ phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chất liệu làm mặt kính đồng hồ. Tuy nhiên, kính cứng được xem là loại phổ biến nhất bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm của kính cứng, quá trình sản xuất như thế nào cũng như mang lại công dụng nổi bật là gì.

1 Kính cứng của đồng hồ là gì? Kính cứng được làm từ gì?

Kính cứng của đồng hồ là kính thuỷ tinh được pha thêm các hợp chất vô cơ để tăng độ cứng, chịu lựcchịu nhiệt 

Để tạo ra được mặt kính cứng, nhà sản xuất phải sử dụng kính cường lực làm từ thuỷ tinh vôi, sau đó nung chảy với vôi xút và các khoáng chất cần thiết ở nhiệt độ cao.

Hỗn hợp này sẽ được làm lạnh đột ngột (hoặc ngâm trong dung dịch Kali nitrat). Việc này sẽ giúp mặt kính tăng độ cứng và độ chịu lực, đồng thời khi vỡ ra cũng sẽ tạo những mảnh vụn thuỷ tinh không gây nguy hiểm.

Công thức chế tạo kính cứng là SiO2 (silica) + Na2O +CaO/B2O3 + phụ gia khác (tùy từng nhà sản xuất). Trong đó, CaO được dùng cho kính cứng thông thường, còn B2O3 được dùng bởi Seiko (kính Hardlex – loại kính cứng chống trầy tốt hơn kính cứng thông thường).

Mặt kính cứng đồng hồ của Seiko -  thương hiệu đồng hồ đến từ Nhật Bản

2 Công dụng và ưu điểm của kính cứng mặt đồng hồ

  • Do khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao nên mặt kính ít bị nứt và vỡ. Đồng thời, do quá trình tôi luyện đặc biệt dưới nhiệt độ cao và làm lạnh nhanh khiến cho mặt thuỷ tinh có bị vỡ cũng không gây nguy hiểm cho người sử dụng. 
  • Giá rẻ hơn so với các vật liệu mặt đồng hồ khác. Chẳng hạn như so với mặt kính Sapphire thì giá của kính cứng rẻ hơn gấp 4 lần.
  • Mặc dù không hoàn toàn chống trầy xước như mặt kính Sapphire, nhưng kính cứng cũng không dễ dàng bị trầy khi va chạm. Đặc biệt, ngay cả khi bị trầy vẫn có thể đem đi đánh bóng lại, và mặt kính vẫn trông như mới hoàn toàn.
  • Kính cứng sẽ có độ trong suốt cao hơn so với các loại kính khác. Đồng thời, với chỉ số khúc xạ là 1.47, kính cứng sẽ phản chiếu ánh sáng ít và không gây loá khi nhìn vào.

Công dụng và ưu điểm của kính cứng mặt đồng hồ

3 Các loại chất liệu làm mặt đồng hồ phổ biến khác

  • Kính Sapphire: Được tạo thành từ bột nhôm oxit (Al2O3) trải qua quá trình Verneul để tạo thành các khối Sapphire. Độ cứng của kính Sapphire ở thang mức 9 trên thang đo Mohs (kính cứng ở 6.5 – 7 điểm trên cùng thang đo). Chỉ có một loại đá duy nhất trong tự nhiên có độ cứng hơn và có thể làm trầy xước được Sapphire đó là kim cương.
  • Kính Mica (Acrylic): Đây là loại kính nhựa giá rẻ, được làm từ Mica trong suốt, thường hay thấy trong các loại đồng hồ cho trẻ em.
  • Kính khoáng (Mineral Crystal): Là một nhánh của kính cường lực, gia thêm các hợp chất khoáng vô cơ. Về cơ bản có thể xem kính khoáng giống như kính cứng. Tuy nhiên kính khoáng sẽ dễ bị nứt và vỡ hơn, và khó đánh bóng hơn so với kính cứng.

Các loại chất liệu làm mặt đồng hồ phổ biến

Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ kính cứng:

  • Mặc dù có khả năng chịu lực chịu nhiệt cao, nhưng kính cứng vẫn có điểm giới hạn của nó. Hạn chế va đập, hay vứt bừa bãi gây trầy xước và nứt vỡ. Tốt nhất bạn nên có riêng 1 nơi để bảo quản hoặc cất vào trong hộp mỗi khi không sử dụng.
  • Hạn chế đeo đồng hồ trong quá trình hoạt động mạnh hoặc thao tác với điện, nước.
  • Giữ gìn mặt đồng hồ cẩn thận, mặc dù có thể đánh bóng dễ dàng nhưng vẫn sẽ mất đi phần nào vẻ sáng bóng ban đầu của nó.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm và công dụng của mặt kính cứng đồng hồ, đồng thời dễ dàng so sánh và chọn cho mình loại chất liệu mặt kính đồng hồ phù hợp.