Laptop không nhận bàn phím rời, nguyên nhân và cách khắc phục

Bàn phím rời là một thiết bị không chỉ được sử dụng trên máy tính cây mà còn rất được ưa chuộng sử dụng cho những chiếc máy tính xách tay. Tuy nhiên khi sử dụng người dùng lại thường gặp phải tình trạng máy tính không nhận bàn phím? Hãy cùng Điện máy XANh tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi gặp vấn đề trên nhé!

Nhiều người dùng hay gặp phải tình trạng laptop không nhận bàn phím rời

Nguyên nhân laptop không nhận bàn phím

– Do lỗi hệ điều hành Windows, hoặc máy bị nhiễm Virus.

– Do thiết lập về ngôn ngữ bị sai.

– Bàn phím laptop bị chạm chập.

– Do lỗi phần cứng.

Cách khắc phục tình trạng laptop không nhận bàn phím

Với 3 nguyên nhân đầu tiên thì cách khắc phục có thể là cài lại hệ điều hành Windows hoặc diệt virus cho máy tính của mình.

Nếu thử các cách trên mà laptop vẫn không nhận bàn phím bạn có thể nghĩ đến phương án thay bàn phím laptop khác hoặc vệ sinh laptop.

Diệt virus cho laptop để khắc phục tình trạng máy không nhận bàn phím rời

Còn nếu vẫn không giải quyết được thì nên tiến hành kiểm tra phần cứng. Để khắc phục trường hợp lỗi máy tính không nhận bàn phím do ảnh hưởng từ phần cứng của máy bạn hãy theo dõi và thực hiện theo 6 bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Điều đầu tiên bạn cần phải xác định chính xác xem liệu hỏng hóc có phải xuất phát từ phần cứng hay không.

Thông thường đa số lỗi đều do bản chất bàn phím bị đứt mạch hay bị chạm chập. Nên việc thử thay bàn phím laptop khác là việc nên làm.

Bước 2: Tiến hành tháo bỏ các thiết bị ngoại vi như: ổ DVD, jack kết nối USB, jack kết nối loa, wifi xem máy có nhận bàn phím hay không? Nếu không thì tiếp tục bước 3 bên dưới.

Tháo các thiết bị kết nối từ bên ngoài với laptop như USP, Wifi, loa,...

Bước 3: Thực hiện đo trên socket kết nối xem đã có nguồn 5V cấp cho bàn phím hoạt động chưa. Nếu nguồn này bị mất thì chứng tỏ do đứt mạch bởi nguồn 5V này nhận từ nguồn cấp trước (có kể cả chưa bật máy) – nguồn này có thì máy mới khởi động được.

Còn trường hợp có 5V mà bàn phím laptop vẫn không nhận thì nên thay hoặc xả bỏ tụ lọc.

Thực hiện đo trên socket kết nối xem đã có nguồn 5V cấp cho bàn phím hoạt động chưa

Bước 4: Dùng schematic laptop đang sửa, tìm tụ lọc nối chân data và clock. Sau đó thay tụ lọc hoặc xả bỏ xem có nhận bàn phím không.

Bước 5: Nạp lại BIOS cho laptop. Lưu ý nên tìm BIOS đã test ok để nạp. Đồng thời trước khi nạp lại BIOS nhớ back up (sao lưu dữ liệu vào thiết bị khác) BIOS cũ để đảm bảo độ tương thích.

Nạp lại BIOS cho laptop

Bước 6: Nếu thực hiện 5 bước trên mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết thì qua bước cuối cùng là tiến hành vuốt lại chân chip SIO. Nếu bàn phím laptop vẫn không được thì thay chip SIO khác.

Thông thường tới bước này thì máy đã nhận bàn phím. Nhưng cũng có một vài trường hợp hi hữu xảy ra do lỗi chip cầu Nam, hấp lại hoặc thay mới là xong.

Như vậy với 6 bước đơn giản trên chúng tôi đã giúp bạn có thể khắc phục tình trạng máy tình không nhận bàn phím do lỗi phần cứng một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hi vọng những kiến thức trên thực sự hữu ích đối với bạn.