Căn bếp nhà bạn mới trang bị một nồi cơm điện tử, hay bạn đang có ý định mua sắm gia dụng này! Vậy hãy tham khảo một vài lưu ý để nồi cơm điện tử nhà bạn được sử dụng hiệu quả và bền tốt.
Hiểu rõ bảng điều khiển
Việc đầu tiên khi sở hữu một nồi cơm điện tử là bạn nên đọc hướng dẫn và tìm hiểu rõ các nút bấm trên bảng điều khiển của nồi cơm điện tử, vì đại đa phần các nồi cơm điện tử có bảng điều khiển không phải là tiếng Việt (chủ yếu là tiếng Anh và có thể là tiếng Nhật nếu là hàng nội địa nhập về).
Mục đích của hành động này trước hết là để bạn có thể sử dụng và sử dụng đúng bắt đầu từ chức năng cơ bản là nấu cơm, kế đến là các chức năng mở rộng khác như nấu cháo, ninh hầm, làm bánh… các chế độ hỗ trợ nấu (nấu tiêu chuẩn/nấu nhanh/nấu chậm, hẹn giờ nấu, hâm nóng…)
Vì đã là nồi cơm “điện tử” nên cấu tạo sẽ phức tạp hơn nồi cơm điện thông thường khác và hư hỏng đương nhiên cũng sẽ khó sửa chữa hơn (đặc biệt với hàng nội địa Nhật) nên tốt nhất vẫn là “chậm mà chắc”.
Không vo gạo trong lòng nồi chống dính
Đa phần lòng nồi cơm điện tử đều sử dụng lớp chống dính bề mặt để gia tăng chất lượng nấu cơm và tiện lợi cho quá trình vệ sinh.
Vì thế, lưu ý bạn không nên vo gạo trực tiếp trong lòng nồi sẽ dễ gây trầy xước mặt chống dính dẫn đến mất thẩm mỹ và mất tính an toàn sử dụng.
Lượng nước sử dụng
Nồi cơm điện tử với thiết kế nắp gài kín, kết hợp với van thoát hơi thông minh (hạn chế thoát hơi nước) và các công nghệ nấu tiên tiến (fuzzy logic, 3D, inverter…) nên bảo toàn và ổn định lượng hơi nước trong nồi rất tốt trong suốt quá trình nấu.
Xem thêm: Các công nghệ nấu của nồi cơm điện
Chính vì thế khi nấu cơm với nồi cơm điện tử, lượng nước sử dụng sẽ ít hơn so với khi nấu bằng nồi cơm điện cơ thông thường với cùng một lượng và loại gạo. Tùy vào thói quen và sở thích sử dụng cơm mà bạn giảm đi lượng nước cần thiết. Nguyên tắc chung là:
Số chén gạo = Số chén nước + 1/2 chén nước.
Không dùng thìa/đũa/muỗng hay các vật dụng bằng kim loại
Như đã nói lớp chống dính của nồi cơm điện tử sẽ dễ hư hại khi bị tác động bởi các vật có độ sắc nhọn. Chính vì thế nên tránh dùng thìa/đũa/muỗng hay các vật dụng bằng kim loại/có tính kim loại với nồi cơm điện tử.
Sử dụng các tiện ích đi kèm
Khi chọn mua nồi cơm điện tử, ngoài để nấu cơm ngon hơn, người dùng nên biết cách tận dụng các chức năng hẹn giờ nấu/hâm nóng, nấu nhanh/chậm/tiêu chuẩn, chuông báo nấu xong để phát huy hết hiệu quả của nồi cơm điện tử.
– Với các chế độ nấu được cài đặt sẵn, người dùng chỉ cần sơ chế nguyên liệu theo thực đơn nấu và cho vào nồi cơm điện, nồi sẽ tự căn chỉnh thời gian và nhiệt độ để món ăn chín ngon nhất.
– Với những nồi có chuông báo nấu xong, ngay khi cơm chín sẽ có tiếng “bíp” và nồi chuyển sang chế độ hâm nóng.
Sau tiếng “bíp” đó, cơm nên được được hâm nóng tiếp khoảng 5 đến 10 phút để cân bằng độ ẩm bằng cách bốc hơi lượng nước dư bám trên gạo, tạo nên độ xốp của gạo, lúc đó cơm sẽ ngon hơn, quá trình này gọi là ủ cơm. Trong quá trình đó bạn không nên mở nắp nồi ra.
– Để có thể có cơm ngon sẵn sàng ngay cả khi bận rộn, bạn có thể dùng chế độ hẹn giờ nấu xong cơm sẽ chín ngon hơn so với bạn vo và ngâm gạo chờ sẵn để tới giờ mới nấu (cho cơm nhanh chín).
Thời gian hẹn tối đa từ 12 – 24 tiếng tùy nồi cơm điện (tuy nhiên không nên hẹn giờ nấu quá lâu, có thể làm gạo hư hay biến chất, có mùi).
Vệ sinh
Một lưu ý cần thiết nữa cho người dùng khi sử dụng nồi cơm điện tử là nên thường xuyên vệ sinh toàn bộ nồi để duy trì độ mới và bền lâu khi sử dụng.
Vệ sinh nồi cơm điện tử là vệ sinh vỏ nồi và bên trong vỏ nồi, vệ sinh lòng nồi, nắp trong, van thoát hơi thông minh.
Lưu ý vệ sinh vỏ ngoài nồi khi đã rút dây điện khỏi ổ cắm, không dùng các miếng cọ rửa cứng hay có kim loại sẽ gây trầy xước nồi, không nhúng toàn bộ nồi vào nước hay đặt nguyên nồi nấu dưới vòi nước sẽ gây hư hại chip điện tử.
Sử dụng nồi cơm điện tử không phức tạp như nhiều người thường nghĩ, trái lại khá đơn giản và lại giàu tiện ích. Chỉ cần một chút lưu ý để sử dụng đúng và cẩn trọng sẽ cho nồi bền lâu, tránh hư hại và nấu ăn hiệu quả, trợ thủ đắc lực cho bữa cơm gia đình.
Siêu thị Điện máy XANH