Mẹo ngâm đồ chua không bị nổi váng mà ít ai biết

Những món chua ngâm, ăn giòn sực sực được xem là món khoái khẩu của rất nhiều người, nhất là vào thời điểm cận Tết. Vậy mà không phải ai cũng biết cách ngâm đồ chua mà không bị nổi váng, đâu nhé!

Đồ chua ngâm, tốt cho sức khỏe?

Đồ chua ngâm, tốt cho sức khỏe?

Các món đồ chua ngâm, phần lớn được sử dụng phương pháp lên men để làm chín thức ăn bằng các nguyên liệu có khả năng tạo ra men, cũng như sử dụng thêm một số gia vị phổ biến như muối, giấm, đường,…

Chính vị chua ngọt của loại thực phẩm này đã kích thích vị giác, giúp chúng ta có cảm giác ăn ngon miệng hơn, nhất là có lợi về mặt tiêu hóa nên đồ chua ngâm được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên tiêu thụ một lượng vừa phải đồ chua, tránh ăn quá nhiều vì sẽ có tác dụng ngược lại đối với sức khỏe.

Một số lợi ích về việc ăn đồ chua ngâm

Một số lợi ích về việc ăn đồ chua ngâm

  • Bổ sung khoáng chất, vitamin: vì đa phần đồ chua ngâm là các loại rau củ, trái cây.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: với một số đồ chua ngâm có sử dụng giấm sẽ giúp bảo vệ cơ thể tránh viêm họng, cảm cúm.
  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt: men của đồ chua ngâm sẽ góp phần phát triển các lợi khuẩn probiotic trong đường ruột, giúp cho việc tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.

Đồ chua sau khi đã đạt được độ chua mong muốn, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.  

Đồ chua ngâm bị nổi váng, có nên sử dụng?

Đồ chua ngâm bị nổi váng, có nên sử dụng?

Có thể vì một công đoạn không đúng nào đó trong quá trình làm, mà món đồ chua ngâm bị nổi váng.

Tùy theo màu sắc lớp váng nổi mà bạn có nên quyết định sử dụng tiếp sản phẩm hay không? Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (ở Viện Sinh học và Công nghệ Thực phẩm của Đại học Bách khoa Hà Nội) đã từng chia sẻ rằng:

  • Lớp váng nổi màu trắng: có thể vẫn ăn được bằng cách hớt bỏ váng đi, dùng nước ấm (đã được đun sôi) rửa sạch để tiếp tục sử dụng.

đồ chua nổi váng trắng

  • Lớp váng nổi màu vàng, đen là dấu hiệu cho thấy các vi nấm độc hại đã phát triển, thường là loại nấm aspergilus flavor. Vi nấm này sẽ sản sinh ra độc tố với tên gọi là aflatocin, có thể sẽ trở thành nguyên nhân gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, phổi, tim, gan,… Do đó, bạn nên bỏ đồ chua ngâm khi nổi lớp váng màu vàng, màu đen.

Mẹo ngâm đồ chua không bị nổi váng

Như thông tin chia sẻ phía trên, đồ chua ngâm thông thường sẽ dễ bị nổi váng trắng – là loại váng mà chúng ta vẫn có thể tiếp tục sử dụng được. Còn khi đồ chua nổi váng vàng, hay có màu đốm đen thì tốt nhất bạn nên bỏ đi nhé!

Mẹo ngâm đồ chua không bị nổi váng

Dưới đây sẽ là một số gợi ý cách ngâm đồ chua không bị nổi váng trắng:

Loại đồ chua ngâm

Nguyên nhân

Mẹo

Dưa cải muối

  • Nước muối bị lạt.
  • Hộp, lọ dùng để muối dưa bị dính nước lạnh.
  • Đũa bị ướt (dính nước lạnh) hay bị bẩn.
  • Dưa bị nhớt.
  • Nên tham khảo và điều chỉnh tỉ lệ nước – muối cho phù hợp.
  • Chần lọ, hộp (để muối dưa) vào nước sôi, để ráo và lâu khô bằng khăn sạch.
  • Dùng đũa khô, sạch để xếp dưa vào lọ, hoặc mỗi khi lấy dưa ra ăn.
  • Rửa sạch dưa trước khi chế biến.

Giấm ngâm tỏi ớt

  • Sử dụng giấm không chất lượng, làm cho giấm dễ bị biến chất.
  • Nên chọn giấm có thương hiệu, uy tín trên thị trường để biết được nồng độ giấm.

Sấu ngâm

  • Sấu không được ngập hoàn toàn trong nước ngâm.
  • Lọ, hũ không được vệ sinh sạch, khô ráo trước  khi tiến hành ngâm sấu.
  • Sấu bị dính nước lã, bị ướt khi ngâm.
  • Cần để miếng gạc trên bề mặt để sấu hoàn toàn bị ngâm trong nước.
  • Chần sơ lọ, hũ qua nước sôi, để ráo trước khi ngâm sấu.
  • Nên để sấu khô ráo nước trước khi ngâm.

Măng ngâm ớt

  • Măng bị ướt trước khi ngâm
  • Dùng đũa bẩn, đũa ướt để gấp măng trong lọ.
  • Đảm bảo ngâm được sơ chế đúng cách để tránh ngộ độc (như luộc qua nước sôi, ngâm nước muối,…) và để ráo trước khi ngâm.
  • Gắp măng để ăn, nên dùng đũa sạch, khô ráo.

Gân bò ngâm chua ngọt

  • Gân bò còn ướt, vẫn dính phần mỡ trên gân.
  • Nên để gân bò trên thau rổ ráo nước và loại bỏ phần mỡ còn sót lại trên gân.

Muối dưa hành (củ kiệu)

  • Củ kiệu không được ngâm hoàn toàn trong nước.
  • Lọ, hũ bị ướt nước lạnh, dơ.
  • Sơ chế củ kiệu đúng cách (rửa sạch, nước muối,…) và phải đảm bảo củ kiệu ráo nước trước khi ngâm.
  • Chần sơ lọ, hũ qua nước sôi, để ráo, lau khô trước khi ngâm.

Kết luận:

Mẹo làm đồ chua không bị nổi váng, bạn cần chú ý đến một số yếu tố:

  • Nguyên liệu cần rửa sạch, để thật ráo nước, hoặc phơi khô (đối với một số món đồ chua làm bằng rau củ).
  • Lọ, hộp đựng cần chần qua nước sôi, để ráo, lau khô trước khi tiến hành ngâm đồ chua.
  • Đảm bảo đồ chua được ngâm hoàn toàn trong nước ngâm, bằng cách dùng đồ gạc hoặc bịch túi nước nặng phía trên hũ.

Nguy hiểm đồ chua ngâm bán ở ngoài

Muốn ăn đồ chua ngâm, tốt nhất bạn nên tự làm ở nhà, hoặc mua các sản phẩm có thương hiệu uy tín và sản phẩm nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Nguy hiểm đồ chua ngâm bán ở ngoài

Bởi vì đồ chua ngâm – được bán ở ngoài, không rõ nguồn gốc, có thể được dùng hóa chất để bảo quản như:

  • Muối của axit sorbic (sorbat kali, sorbat natri,…) có tác dụng sát trùng mạnh với nấm mốc, nấm men làm ức chế hoạt động của vi khuẩn. Điều này làm cho thực phẩm được bảo quản lâu dài.
  • Chất tẩy đường (là một dạng hợp chất có chứa sunfua dioxit) dùng để tẩy trắng cũng như giúp cho thực phẩm được tươi.

Các hóa chất, dù được sử dụng nhiều hay ít trong đồ chua ngâm, cũng đều không tốt cho sức khỏe người ăn. Do đó, tốt nhất bạn nên tự làm ăn ở nhà cũng như trang bị thêm một số mẹo làm đồ chua không bị nổi váng nhé!

Xem thêm:

  • Cách làm dưa món giòn ngon đúng điệu
  • Chi tiết cách làm cà pháo muối kim chi chua cay, giòn tan cực ngon
  • Cách ngâm dưa giá đúng chuẩn cho bữa cơm ngày Tết