Việc dùng dao bếp sơ chế thực phẩm sống rồi sau đó lại cắt thực phẩm chín sẽ gây ra nguy cơ bị ngộ độc rất cao cho gia đình bạn.
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta ăn phải thức ăn chứa hóa chất độc hại do vi khuẩn hay bẩn. Ngộ độc gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vậy làm thế nào để bảo vệ gia đình khỏi bị ngộ độc thực phẩm. Sau đây, DienmayXANH.com sẽ mách nước bạn 8 bước đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bước 1: Kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua
Trước khi mua sản phẩm nên xem kỹ ngày tháng sản xuất, ngày hết hạn, nơi sản xuất còn rõ ràng. Trước khi bạn nấu nên xem lại một lần nữa. Vì đôi khi thực phẩm mua về bạn dự trữ nhiều ngày mà quên mất hạn sử dụng của chúng. Đặc biệt, bao bì, vỏ hộp phải nguyên vẹn.
Kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua
Bước 2: Bảo quản thực phẩm đúng cách
Cần phân loại thực phẩm để bảo quản ở những ngăn riêng biệt. Thịt, cá, hải sản, các loại thịt gia cầm cần được bảo quản trong túi nilon, hộp đậy kín. Trái cây, rau quả đựng ở ngăn riêng.
Bảo quản từng loại thực phẩm ở ngăn riêng biệt
Khi phát hiện một trong những thực phẩm đựng chung có mùi lạ, dấu hiệu của nấm mốc nên lấy ra ngoài ngay tránh lây lan sang thực phẩm khác.
Bước 3: Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
Sau khi sơ chế thực phẩm phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Đặc biệt là sau khi xử lý thịt sống.
Rửa tay bằng xà phòng sau khi sơ chế thức ăn
Bước 4: Rửa sạch thực phẩm
Bạn dùng dấm hoặc nước cốt chanh để rửa sẽ giúp loại bỏ bớt những phần tử gây hại cho sức khỏe. Sau đó, bạn rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Tốt nhất nên rửa dưới vòi nước sẽ rửa trôi bụi bẩn triệt để hơn.
Nên rửa thực phẩm dưới vòi nước
Bước 5: Sơ chế thực phẩm thật kỹ
Không sử dụng chung 1 thớt cho nhiều loại thực phẩm như vừa rau củ, vừa thịt, cá. Nếu giữa những lần sử dụng của các thực phẩm khác nhau bạn đã rửa sạch thì vẫn được. Bên cạnh đó, dao bếp nếu dùng sơ chế thực phẩm sống thì cũng không nên sử dụng nó để cắt và chế biến thực phẩm chín, nếu không nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm sẽ rất cao.
Sơ chế thực phẩm cẩn thận
Bước 6: Nấu thực phẩm một cách an toàn
Đối với các món thịt bạn cần nấu chín hoàn toàn, đảm bảo chắc chắn rằng thực phẩm an toàn khi ăn. Và nhớ nếu bạn không ăn liền sau khi nấu thì đến khi ăn nên hâm nóng lại.
Đảm bảo nấu chín thực phẩm
Bước 7: Trình bày sau khi nấu xong
Dùng đĩa sạch để bày thức ăn vừa nấu xong. Không bao giờ dùng các hộp đựng chứa các thực phẩm sống, thô chưa chế biến để đựng món ăn đã nấu chín.
Bày thức ăn chín ra đĩa sạch
Bước 8: Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh
Nên bảo quản thức ăn thừa trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đông trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Đặc biệt, thức ăn thừa không nên bảo quản quá lâu trong tủ lạnh, ăn toàn nhất chỉ khoảng 2 – 3 ngày.
Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh
Nếu bạn và gia đình thực hiện tốt 8 bước trên đây thì hoàn toàn yên tâm cho bữa ăn ngon và lành. Bạn cũng nên lưu ý, hạn chế sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực hiện ăn chín uống sôi sẽ bảo vệ gia đình bạn không bị ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn cũng có bí quyết giúp an toàn thực phẩm hãy chia sẽ ở bình luận bên dưới nhé!
DienmayXANH.com