Trên thị trường phổ biến với các loại nồi cơm điện như nồi cơm nắp rời, nắp gài, điện tử và cao tần. Vậy sự khác biệt giữa các loại nồi ấy là gì? Lúc chọn mua nên lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
1Khái niệm về các loại nồi cơm
Nồi cơm điện nắp rời
– Nồi có phần nắp được thiết kế độc lập với thân nồi, thường bằng chất liệu inox hoặc kính chịu nhiệt, giúp cho việc vệ sinh nồi được thuận tiện hơn.
– Chức năng chính của nồi cơm điện nắp rời là nấu cơm và hâm nóng, một số nồi có thể hấp thức ăn với xửng hấp đi kèm.
Nồi cơm điện nắp gài
– Giống như nồi cơm nắp rời, nồi cơm nắp gài cũng có 2 chức năng chính là nấu cơm và hâm nóng, chức năng hấp với những nồi có xửng hấp đi kèm.
– Phần nắp được liền với thân nồi bằng các chốt khóa, bản lề, có tác dụng hạn chế nhiệt lượng thất thoát trong quá trình nấu, giúp cơm nấu ngon hơn và giữ ấm lâu hơn nồi cơm nắp rời 2 – 3 tiếng.
Nồi cơm điện tử
– Nồi cơm điện tử sử dụng các vi mạch điện tử để cài đặt và điều khiển các chế độ nấu. Thiết kế hiện đại hơn với bảng điều khiển cảm ứng hoặc nút nhấn điện tử và đa dạng các chức năng nấu được cài đặt sẵn như hầm, hấp, nấu cháo, soup…
– Các chức năng tự động đã được mặc định sẵn về thời gian và nhiệt độ, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và chọn đúng cài đặt, món ăn sẽ được hoàn thành dễ dàng, hạn chế việc người dùng phải canh chừng.
Nồi cơm điện cao tần
– Sử dụng cảm ứng từ để làm nóng trực tiếp từ bên trong lòng nồi và đun nấu làm chín thực phẩm bên trong, không dùng mâm nhiệt tiếp xúc làm nóng như các loại nồi cơm điện khác.
– Nồi cơm điện cao tần thường được nhận diện bằng ký hiệu IH (Induction Heating – Công nghệ đốt nóng trong) trên thân nồi. Nồi sử dụng bảng điều khiển điện tử, đa chức năng nấu, nấu ngon.
– Cùng với nồi cơm điện tử, nồi cơm điện cao tần cũng cho chất lượng cơm ngon, mềm thơm, tơi xốp, không khô nhão hay bể nát.
2Những khác biệt cơ bản giữa các loại nồi cơm
|
Nồi cơm điện nắp rời |
Nồi cơm điện nắp gài |
Nồi cơm điện tử |
Nồi cơm điện cao tần |
Cơ chế hoạt động |
Đun nóng bằng mâm nhiệt, dùng rờ le để tự động ngắt điện khi đến nhiệt độ nhất định. Nồi chuyển sang chế độ hâm nóng. |
Tương tự nồi cơm điện nắp rời. |
Đun nóng bằng mâm nhiệt, dùng các vi mạch điện tử để điều khiển nhiệt độ, thời gian nấu, với các chế độ nấu được cài đặt tự động. |
Sử dụng cảm ứng từ làm nóng trực tiếp lên lòng nồi hợp kim có tính nhiễm từ. |
Công suất |
400 W – 800 W |
500 W – 800 W |
600 W – 1300 W |
1000 W – 1400 W |
Thời gian nấu cơm |
20 – 25 phút |
25 – 30 phút |
35 – 50 phút |
40 – 60 phút |
Thời gian giữ ấm cơm |
Khoảng 1 tiếng khi không cắm điện. Khoảng 4 – 6 tiếng khi cắm điện liên tục, làm cơm khô. |
Khoảng 1 – 2 tiếng khi không cắm điện. Khoảng 6 tiếng khi cắm điện liên tục, có thể làm cơm khô. |
Khoảng 3 – 4 tiếng khi không cắm điện. Từ 6 – 20 tiếng (tùy nhà sản xuất) khi cắm điện liên tục mà không làm khô cơm. |
Khoảng 4 – 5 tiếng khi không cắm điện. Từ 12 – 24 tiếng khi cắm điện liên tục và vẫn giữ nguyên chất lượng hạt cơm, không làm khô cháy đổi vị. |
Số lượng mâm nhiệt |
1 mâm nhiệt (đáy nồi). |
1 – 3 mâm nhiệt (đáy nồi – thân nồi – nắp nồi). |
Phần lớn là 3 mâm nhiệt. |
Không có mâm nhiệt. |
Cấu tạo và chất liệu lòng nồi |
Hợp kim nhôm. Thường không chống dính. |
Hợp kim nhôm. Đa số nồi có chống dính. |
Hợp kim nhôm dày 2 – 3 mm. Phủ nhiều chất liệu chống dính có độ bền cao. |
Lòng nồi hợp kim 6 – 7 lớp dày 2 – 4 mm. Phủ nhiều lớp chống dính có độ bền cao. Có khả năng nhiễm từ. |
Công nghệ nấu (Tuỳ sản phẩm) |
Không có |
Phần lớn không có, Một số nồi cao cấp có ứng dụng công nghệ nấu fuzzy logic. |
Công nghệ làm nóng đa chiều 3D, công nghệ nấu fuzzy logic, công nghệ Inveter điều chỉnh nhiệt độ nấu theo giai đoạn. |
Công nghệ nấu cao tần chính xác nhiệt độ nấu, sử dụng cảm ứng từ làm nóng trực tiếp cho cơm chín đều tơi xốp. |
Bảng điều khiển |
Cơ: nút nhấn hoặc gạt với 2 chế độ Nấu và Hâm nóng. |
Cơ: nút nhấn hoặc gạt với 2 chế độ Nấu và Hâm nóng. |
Nút nhấn điện tử hoặc cảm ứng, có màn hình Led hiển thị, đa chức năng nấu. |
Nút nhấn điện tử có màn hình hiển thị, đa chức năng nấu. |
Tiện ích |
Một số rất ít nồi có xửng hấp đi kèm. |
Thường có xửng hấp đi kèm, có thể có hẹn giờ nấu nhưng không phổ biến. Một số nồi hỗ trợ van thoát hơi thông minh cho cơm chín bảo toàn dưỡng chất. |
Có van thoát hơi thông minh, có hẹn giờ nấu, đa chức năng nấu từ nấu cơm, cháo, hầm, hấp, làm bánh… |
Van thoát hơi thông minh, hẹn giờ nấu, đa chức năng nấu, nấu cơm ngon. |
Giá thành |
Khoảng từ 200.000 đ – 1.000.000 đ |
300.000 đ – 3.000.000 đ |
Thường từ 1 – 4 triệu đồng, có những nồi có thể đến 7 – 8 triệu đồng. |
Từ 2 triệu đến 20 triệu đồng. |
3Ưu nhược điểm các loại nồi cơm, nên mua loại nồi cơm nào?
Loại nồi |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Nồi cơm diện nắp rời |
– Dễ vệ sinh. – Dung tích đa dạng, có nồi dung tích lớn đến 8 – 10 lít phục vụ nấu tiệc, kinh doanh ăn uống. – Giá rẻ. |
– Cơm nấu dễ bị sôi trào, khả năng cơm khô mặt. – Giữ ấm kém, cơm mau hư. – Chất lượng cơm nấu kém hơn các nồi khác. |
Nồi cơm điện nắp gài |
– Giữ nhiệt tốt hơn nồi cơm nắp rời. – Cơm chín đều hơn, mềm dẻo hơn nồi nắp rời. |
– Nấu cơm lâu hơn nồi nắp rời, nhưng không đáng kể. – Không có nồi dung tích lớn, phổ biến 0.6 – 3 lít. |
Nồi cơm điện tử |
– Cơm ngon vượt trội so với nồi cơm điện cơ. – Thời gian giữ ấm tốt, giữ cơm lâu hư và không giảm chất lượng. – Đa chức năng nấu tiện dụng. |
– Nấu cơm lâu. – Giá khá cao. – Không có nồi dung tích lớn, phổ biến 1 – 1.8 lít. |
Nồi cơm điện cao tần |
– Cơm nấu ngon như nấu bếp củi. – Thời gian giữ ấm tốt, cơm giữ nguyên chất lượng, không khô mặt ngay cả khi hâm nóng lại. – Đa chức năng nấu. |
– Nấu cơm lâu. – Giá cao. – Không có nồi dung tích lớn, chủ yếu phục vụ cho 2 – 6 người dùng. – Bảng điều khiển thường không kèm tiếng Việt, đôi khi khó sử dụng cho người dùng mới. |
Với những ưu nhược điểm nêu trên, xét về lợi ích đun nấu, hẳn người tiêu dùng dễ dàng thiên hướng sự lựa chọn của mình về loại nồi cơm điện cơ hay nồi cơm điện đa chức năng.
– Chọn nồi cơm điện cơ được ưu ái ở mức giá rẻ, dễ sử dụng, đun nấu nhanh. Đáp ứng nhu cầu nấu cơm cơ bản cho người dùng.
– Chọn nồi cơm điện tử sẽ là sự lựa chọn với những gia đình có kinh tế gia đình tầm trung, yêu thích công nghệ hiện đại.
– Chọn nồi cơm cao tần khi bạn có yêu cầu cao về chất lượng cơm được nấu mà không quan tâm về giá cả.
Bài viết đã nói về cơ chế hoạt động và ưu nhược điểm của 4 loại nồi cơm nắp rời, nắp gài, điện tử và cao tần. Hy vọng bạn sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn khi mua sắm và sử dụng sản phẩm.