Tại sao bếp từ tốn điện và cách khắc phục

Theo chia sẻ của nhiều người đã và đang sử dụng bếp từ thì thiết bị đun nấu này rất tiết kiệm điện nhưng chiếc bếp nhà bạn dùng lại cực hao điện. Nguyên nhân tại sao bếp từ tốn điện?

Hầu hết bếp từ tốn điện do người dùng sử dụng bếp không đúng cách.

1Nấu bếp quá lâu, không tắt bếp sớm trước khi thức ăn chín

Vừa chuẩn bị nguyên liệu vừa chế biến món ăn, nấu các món có thời gian nấu lâu như hầm, ninh và không tắt bếp từ sớm vài phút trước khi thức ăn chín hoàn toàn là nguyên nhân khiến bếp từ nhà bạn tốn điện.

Cách khắc phục:

– Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cho những món ăn bạn nấu rồi mới bật bếp chế biến, quá trình nấu sẽ nhanh, thực phẩm chín đều, ngon, không bị quá nhiệt, giữ được dưỡng chất.

– Với các món có thời gian nấu lâu thì bạn những thiết bị nấu nướng khác để giảm thời gian nấu như dùng nồi áp suất, nồi cơm điện, lẩu điện…

– Khi món ăn sắp chín, bạn nên tắt bếp để lượng nhiệt tỏa ra giúp món ăn chín hoàn toàn mà lại tiết điệm điện. Lưu ý là không áp dụng việc tắt bếp sớm với các món chiên nhiều dầu, thức ăn có thể sẽ không được nấu chín.

Làm các món hầm với thời gian dài, bếp từ rất hao điện
Làm các món hầm với thời gian dài, bếp từ rất hao điện

2Nấu ăn với mức nhiệt quá cao

Muốn thức ăn chín nhanh hơn, nhiều chị em nội trợ chọn điều chỉnh nhiệt độ nấu cao, điều này không giúp món ăn chín nhanh mà còn dễ bị cháy thức ăn, nồi, chảo và làm tốn điện của gia đình.

Cách khắc phục: Không chọn mức nhiệt quá cao khi đun nấu dù đó là món nào, bạn chỉ nên chọn mức nhiệt vừa, nấu ăn hiệu quả mà không làm tốn nhiều điện năng.

3Chọn nồi chảo đun nấu không thích hợp

Bếp từ chỉ dùng các loại nồi, chảo dùng được trên bếp từ, có đáy nhiễm từ, nhưng nếu dùng nồi, chảo mà đáy nhiễm từ chất lượng kém, hàng dỏm thì quá trình làm nóng các nồi, chảo này cũng mất thời gian, hao điện.

Nếu muốn dùng nồi, chảo bằng chất liệu khác bạn cần dùng thêm đĩa từ, tuy nhiên nó cũng làm tốn nhiều điện năng hơn nồi chảo có sẵn đáy từ.

Đáy dụng cụ nấu không bằng phẳng, kích cỡ không thích hợp với vòng nhiệt cũng làm giảm hiệu suất đun nấu.

Cách khắc phục: Sử dụng nồi, chảo dùng được trên bếp từ, hạn chế dùng đĩa từ. Nồi chảo có đường kính tốt nhất từ 10 tới 26 cm, đáy dày và phẳng sẽ giúp hấp thu nhiệt tốt, tỏa nhiệt đều, tiết kiệm điện năng.

Xem thêm: Cách chọn nồi cho bếp từ

Đáy nồi, chảo nên phẳng và dày để nấu ăn tiết kiệm điện hơn
Đáy nồi, chảo nên phẳng và dày để nấu ăn tiết kiệm điện hơn

4Bếp từ bẩn, khả năng truyền nhiệt kém, hao điện

Nếu mặt bếp bẩn, vị trí tiếp xúc của mặt bếp với dụng cụ nấu bị bụi bẩn, cặn thức ăn cản nên khả năng truyền nhiệt kém. Khi các bộ phận bên trong, mạch điện của bếp từ bị bẩn, hoạt động của bếp không hiệu quả.

Cách khắc phục: Vệ sinh bếp thường xuyên bằng khăn mềm hoặc miếng bọt biển ẩm thấm một ít chất tẩy rửa nồng độ nhẹ. Nếu còn trong thời hạn bảo hành, bạn có thể đem máy đến trung tâm bảo hành để bảo trì, vệ sinh kỹ các bộ phận bên trong.

Cần tập thói quen sau khi nấu ăn, lau chùi sạch sẽ bề mặt bếp. Để các bụi bẩn hay cặn thức ăn bám lâu trên mặt bếp, về sau bạn sẽ khó làm sạch.

tai-sao-bep-tu-ton-dien-va-cach-khac-phuc-3

Ngoài các nguyên nhân trên, bếp từ dùng lâu, quá cũ cũng là nguyên nhân khiến bếp tốn điện hơn bình thường, bạn có thể mang tới trung tâm bảo hành để kiểm tra hay thay mới bếp nếu được.

Xem thêm: Tư vấn mua bếp từ

Tham khảo xong bài viết này, hi vọng bạn sẽ biết cách sử dụng bếp từ của gia đình mình tốt hơn, tiết kiệm điện hơn. Nếu cần tư vấn thêm về cách dùng, gửi ý kiến cho chúng tôi ngay nhé.

Siêu thị Điện máy XANH