Nhiều người dùng than phiền vì lớp chống dính của nồi cơm điện bị trầy xước và bong tróc, làm cơm nấu bị khét, khó chùi rửa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân làm nồi cơm điện hay bị trầy lớp chống dính.
1Vo gạo trong nồi
Thói quen vo gạo trực tiếp trong nồi cơm về lâu về dài sẽ làm gạo cọ sát vào thành nồi làm trầy nồi. Do đó, bạn nên vo ngoại ngoài rá, rổ rồi đổ vào nồi cơm để nấu.
2Dùng muỗng múc cơm bằng kim loại
Không dùng dụng cụ nấu ăn bằng kim loại để xới cơm, rất dễ làm trầy lớp chống dính. Nên dùng đũa, muỗng múc cơm bằng gỗ hoặc nhựa chịu nhiệt.
3Dùng nồi để ngâm chén, đĩa
Nhiều người có thói quen dùng lòng nồi cơm để ngâm chén, đĩa, muỗng đũa trước khi rửa, làm lòng nồi bị bong tróc do tiếp xúc với vật sắc nhọn. Nên ngâm chén, đĩa trong thau, chậu riêng chứ không nên ngâm chung với nồi cơm.
4Cạy lớp cơm khô
Khi cơm nguội khô đi, dính vào đáy nồi cơm, bạn không nên dùng sức để cạo bỏ hay kì cọ lớp cơm này. Thay vào đó nên đổ nước vào nồi cơm ngâm trong 15 – 20 phút, lớp cơm dính sẽ mềm và tự tróc ra.
5Vệ sinh nồi cơm sai cách
Việc dùng miếng cọ nồi bằng kim loại hay chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao dễ làm lớp chống dính của nồi cơm bị tróc ra. Người dùng nên dùng miếng mút mềm cùng nước rửa chén thông thường để vệ sinh nồi.
6Dùng nồi nấu trực tiếp trên bếp lửa
Đôi lúc khi xảy ra cúp điện, người dùng có thói quen lấy nồi con nấu trực tiếp trên bếp gas hay bếp điện, nhiệt độ quá cao rất dễ làm hư lớp chống dính, thậm chí là biến dạng nồi cơm.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc biết được nguyên nhân tại sao nồi cơm điện hay bị trầy xước lớp chống dính. Chỉ cần tránh đi những sai lầm kể trên là bạn đã có thể kéo dài tuổi thọ cho lớp chống dính của nồi cơm rồi.
Xem thêm: Nồi cơm điện bị trầy xước lớp chống dính có nên dùng tiếp?
Siêu thị Điện máy XANH