Vào ngày những ngày Tết, nhiều gia đình có thói quen sắm cho gia đình mình những đồ gia dụng mới. Đặc biệt là nồi chảo, những vật dụng cần thiết và không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tham khảo bài viết sau để có thêm thông tin về các loại nồi chảo đang bán trên thị trường hiện nay nhé!
1Nồi chảo thủy tinh
Thủy tinh luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ vì tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn cho sức khỏe do không có các tạp chất gây hại. Ngoài ra, nồi chảo thủy tinh cũng hạn chế được tình trạng cháy khét thức ăn, và không bị oxy hóa. Mặt khác, nồi thủy tinh còn có thể quan sát thực phẩm bên trong khi nấu, một số nồi khi nấu lâu tay cầm vẫn không bị nóng, có thể di chuyển dễ dàng.
Bên cạnh đó việc dễ dàng chùi rửa, vệ sinh cũng được đánh giá cao. Nồi chảo thủy tinh có khả năng chịu sốc nhiệt từ – 40 độ tới 400 độ C, tuy nhiên nồi chảo thủy tinh có một hạn chế đó là dễ nứt vỡ khi va chạm mạnh và có mức giá khá cao so với những nồi chảo bằng chất liệu khác.
2Nồi chảo nhôm
Nồi và chảo bằng nhôm có ưu điểm là nhẹ, bền, không vỡ, dẫn nhiệt đều và nhất là giá thành rẻ. Tuy nhiên khi sử dụng nồi nhôm bạn không nên hoặc hạn chế nấu những thức ăn có tính axit cao như các món canh chua, sốt cà chua… và tránh để thức ăn quá lâu trong nồi sẽ dễ bị ăn mòn kim loại ảnh hướng tới sức khỏe.
3Nồi chảo inox
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại inox tùy theo sự khác nhau về thành phần cấu tạo do đó về độ bền, độ sáng bóng cũng khác nhau. Nồi chảo inox có đặc tính là dẫn nhiệt nhanh, không bị phản ứng với thức ăn có nhiều muối và axit nên an toàn cho sức khỏe. Nhược điểm của nồi inox là hạn chế khi nấu ở nhiệt độ cao, rất dễ làm nồi biến dạng hoặc bị ố vàng.
Hiện tại có 3 loại inox phổ biến được dùng để sản xuất sản phẩm trên thị trường được dùng và dụng cụ nhà bếp:
– Inox 304 (18% crom, 10% Niken): không chứa tạp chất, khó oxy hóa, không phản ứng với thực phẩm, bề mặt sáng bóng, không bắt từ. Vì giá thành cao nên được sử dụng cho gia dụng cao cấp.- Inox 210 (18% crom, 3% Niken): chứa tạp chất, dễ oxy hóa, không phản ứng với thực phẩm, độ bóng thấp hơn, không sử dụng trên bếp từ được, giá thành thấp.
– Inox 430 (18% crom, 0.75% Niken): cũng mang các đặc tính tương tự như inox 210 nhưng có khả năng bắt từ, vì thế được dùng để sản xuất các nồi chảo inox sử dụng cho cả bếp từ.
– Inox 201 (18% crom, 3% Niken): chứa tạp chất, dễ oxy hóa, không phản ứng với thực phẩm, độ bóng thấp hơn, không bắt từ, giá thành thấp.
4Nồi chảo ceramic
Nồi chảo ceramic có ưu điểm là chịu được nhiệt độ cao, bề mặt chống dính dễ dàng vệ sinh và có thể sử dụng trong lò nướng, lò vi sóng. Nhược điểm của nồi chảo ceramic là nặng tay, dễ nứt vỡ khi rơi rớt.
5Nồi chảo hợp kim nhôm được xử lý oxi hóa
Chất liệu này được đánh giá cao hơn so với inox do việc được xử lý bằng các phản ứng tĩnh điện giúp “khóa” các tạp chất còn lại trong nhôm trong quá trình sản xuất như công nghệ Anodized, công nghệ mới trong sản xuất nồi sẽ tạo độ bền cao cũng như mang lại tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Nó cũng được sử dụng tương tự như là một “vật liệu chống dính, trầy xước” trong sản xuất đồ gia dụng. Ưu điểm là với chất liệu nhôm nguyên chất, nồi có độ dẫn nhiệt cao và tiết kiệm thời gian nấu nướng.
6Nồi chảo hợp kim được phủ lớp chống dính
Để tăng thêm tính tiện dụng trong quá trình nấu ăn của các bà nội trợ, nhiều nhà sản xuất đã phủ lên nồi, chảo của mình một lớp chống dính. Lớp chống dính này có thể là: Titan, Whitford, Ceramic, Teflon, đá hoa cương… tùy vào công nghệ của từng hãng.
Điểm chung của các lớp chống dính này là đều an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, và giúp cho việc vệ sinh nồi, chảo chống dính dễ dàng hơn.
Xem thêm: Tư vấn mua chảo chống dính dùng bền
Siêu thị Điện máy XANH