Khi xét nghiệm các mẫu tiền mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng và 2.000 đồng lấy từ các quán ăn đường phố cho kết quả 100% bị nhiễm khuẩn e.coli.
Có những món vật dụng quen thuộc hàng ngày nhưng lại bẩn đến mức khó tin cùng DienmayXANH.com tìm hiểu xem chúng là những món gì nhé.
Tiền
Nghe có thể hơi vô lý, nhưng bạn sẽ thật sự bất ngờ khi biết rằng trong mỗi tờ tiền có chứa đến hàng chục nghìn con vi khuẩn (nghiên cứu được thực hiện trên nhiều trường Đại học toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam).
Cụ thể, khi xét nghiệm các mẫu tiền mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng và 2.000 đồng lấy từ các quán ăn đường phố cho kết quả 100% bị nhiễm khuẩn e.coli. Các loại tiền có mệnh giá lớn như 5.000 đồng nhiễm 94%, 10.000 đồng nhiễm 86%, 20.000 đồng nhiễm 65% và 50.000 đồng nhiễm 70%. E.coli là một loại vi khuẩn có thể gây các bệnh về đường ruột như tiêu chảy cấp, tả, lỵ, thương hàn…
Theo tính toán hiện nay, tiền giấy lưu thông mỗi ngày được chuyền tay từ hàng chục đến hàng trăm người, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Cứ mỗi lần như thế, tiến lại nhận thêm vô số vi khuẩn và thực sự biến thành ổ gây bệnh.
Nếu cầm, nắm tiền đã nhiễm khuẩn rồi dùng tay sờ thức ăn thì đương nhiên vi khuẩn sẽ dính vào thức ăn rồi vào cơ thể theo đường ăn uống. Trong khi đó, hầu hết tại tất cả các chợ, cửa hàng ăn uống, tình trạng người bán hàng và mua hàng tiếp xúc với tiền rồi dùng bàn tay đó cầm, bốc thức ăn hết sức phổ biến.
Không những thế, có một số người có thói quen liếm đầu ngón tay khi đếm tiền, đây cũng là một cách để vi khuẩn thâm nhập qua đường miệng nhanh nhất và nhiều nhất.
Vì tiền luôn luôn phải luân chuyển, thông hành nên việc giữ an toàn cho bản thân, bạn hãy cố gắng để tiền ít tiếp xúc nhất với môi trường ô nhiễm và nên nhớ một điều trước khi ăn hãy luôn rửa tay để sát khuẩn.
Điện thoại
Điện thoại di động rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên nó lại chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn đã tưởng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do tay bạn không đảm bảo vệ sinh, sờ nắm vào nhiều thứ bên ngoài rồi sau đó cầm điện thoại lên và sử dụng hay việc bạn để điện thoại lên những bàn ăn, bàn uống nước để “check in” hoặc nhắn tin khi đang ăn ở các hàng quán lề đường. Chính những hành động này đã khiến cho điện thoại ngày càng tích tụ nhiều vi khuẩn và có thể truyền sang cơ thể khi bạn áp lên tay để nghe.
Tất nhiên đối với hầu hết các điện thoại không thể bỏ vào nước và rửa để sát khuẩn (mà theo mình có làm hành động này cũng rất là… ngu ngốc) Chính vì vậy, lời khuyên đơn giản nhât cho bạn là hãy cố giữ máy mình tránh xa vi khuẩn và thường xuyên lấy khăn bông lau nhẹ để loại bỏ bớt các vi khuẩn có hại.
Lược
Hàng ngày bạn điều sử dụng lược để chải tóc khi bước ra đường vậy bạn có biết nó là một vật dụng “siêu bẩn”. Các răng lược hàng ngày do phải tiếp xúc với chất nhờn trên da đầu nên rất dễ bị bám bụi. Lí do chính của việc này là do bạn thường “quên” vệ sinh lược vì mỗi khi cần ra ngoài lại cầm lên và chải nên bạn cũng không chú ý đến lược có dơ nhiều hay không. Hay những bạn có sở thích đem theo lược khi ra ngoài thì sẽ có nhiều người ngỏ ý “mượn” thế là những lần đó lược có thể bẩn hơn do bị dính phải keo tóc, bụi và gàu từ người khác. Và lâu ngày lớp bụi đó vô tình dẫn bạn đối mặt đến những nguy cơ viêm nhiễm da đầu, tóc hay gàu…
Cho nên lời khuyên duy nhất cho bạn trong trường hợp này chính là phải luôn chú ý vệ sinh lược khi chải đầu ít nhất 1 tháng 1 lần (nếu bạn thường xuyên sử dụng các mỹ phẩm về tóc thì tốt nhất nên 2 tuần 1 lần).
Khăn tắm
Khăn tắm là một vật dụng không thể thiếu để lau sạch và khô người mỗi khi tắm xong. Tuy nhiên, do phải sử dụng mỗi ngày nên nếu không giặt giũ sạch sẽ, cộng với tình trạng ẩm ướt thường xuyên (do phòng tắm thường có rất ít ánh sáng chiếu vào trực tiếp) sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây viêm nhiễm cho da.
Vậy lúc này, lời khuyên cho bạn chính là nên giặt giũ khăn tắm thường xuyên, phơi nắng khô ráo và không nên để ẩm một chỗ quá lâu. Cũng nên nhớ là phải có nhiều hơn 2 cái khăn để lau sau khi tắm.
Miếng rửa chén
Hàng ngày, bạn vẫn sử dụng miếng rửa chén để rửa chén dĩa. Nhưng bạn có biết được là chúng vẫn có rất nhiều vi khuẩn.
Mặc dù các hãng nước rửa chén hiện nay vẫn giới thiệu có thể tiêu diệt được hơn 99,9% vi khuẩn, nhưng cho cùng đó cũng chỉ là lời… quảng cáo, cho nên biện pháp lúc này chính là bạn phải thật chú ý đề phòng vi khuẩn phát sinh. Trong điều kiện thường xuyên ẩm ướt của bồn rửa bát, việc vi khuẩn phát sinh trong miếng rửa chén là điều tất nhiên, nên bạn phải chú ý trước khi sử dụng nó rửa, nên xối nó dưới vòi nước (nước nóng càng tốt) sau đó hãy bắt đầu cho nước rửa vào để rửa, và sau khi rửa nên phơi miếng rửa chén tại nơi khô ráo có ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cũng nên thay những miếng giẻ rửa chén đã quá cũ vì khi cũ vi khuẩn dễ phát sinh đồng thời hiệu quả rửa sạch cũng bị giảm.
Bàn phím máy tính
Bàn phím cũng là một vật dụng “siêu bẩn” thế mà bạn vẫn sử dụng hàng ngày mà không hề hay biết. Theo một số nghiên cứu đáng tin cậy chỉ ra rằng, bàn phím máy tính còn có số lượng vi khuẩn nhiều hơn cả bồn cầu. Sở dĩ có lí do này chính là do bàn phím thường xuyên tiếp xúc với ngón tay, và tay thì tiếp xúc với “n” thứ nhiễm vi khuẩn, hay việc bạn thường xuyên ăn uống khi làm việc cũng giúp cho vi khuẩn phát sinh mạnh mẽ (khi ăn uống thức ăn vô tình rơi vãi lên bàn phím), lâu ngày bàn phím sẽ tích tụ lại thật nhiều vi khuẩn và sẵn sàng tấn công bạn khi bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe.
Lời khuyên dành cho bạn lúc này chính là nên thường xuyên vệ sinh bàn phím cũng như hạn chế việc ăn uống khi đang sử dụng máy tính vì chính nguyên nhân này sẽ làm cho bạn gặp rắc rối với các vi khuẩn đường ruột như e.coli.
Có thể nói, trong tất cả mọi trường hợp phòng bệnh thì luôn luôn tốt hơn chữa bệnh, nên bạn hãy đề phòng ngay khi mình còn có thể. Bạn còn biết thêm những món vật dụng quen thuộc nào lại siêu bẩn không? Chia sẻ cho DienmayXANH.com biết ở phần bình luận bên dưới nhé, và khi chia sẻ cũng đừng quên nói thêm “bí quyết” để phòng ngừa vi khuẩn từ những vật dụng đó nhé.
DienmayXANH.com