Tùy thuộc vào đặc điểm của từng hãng, từng dòng laptop và phân khúc giá mà chất liệu bộ khung, vỏ ngoài của laptop sẽ khác nhau. Bài viết này sẽ điểm lại các chất liệu thường dùng trên laptop và hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của từng loại chất liệu này.
1Nhựa bền bỉ
Chất liệu nhựa thường được sử dụng trên các laptop phổ thông, giá rẻ. Trong số rất nhiều các loại nhựa thì Polycarbonate là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất không chỉ ở trên laptop mà còn ở các thiết bị điện tử khác.
Ưu điểm
– Giá thành rẻ
– Dễ gia công, tạo hình
– Nhẹ
– An toàn cao, không dẫn điện
– Độ bền cao
– Không chặn sóng Wifi
Nhược điểm
– Không mang tính thẩm mỹ cao, dễ ngả màu
– Chịu lực kém
– Tản nhiệt kém
2Nhôm sang trọng
Chất liệu nhôm thường được sử dụng trên các dòng laptop cao cấp, sang trọng, mỏng nhẹ.
Ưu điểm
– Độ thẩm mỹ cao
– Tản nhiệt hiệu quả
– Kết cấu máy chắc chắn
– Thường dùng trong các thiết kế laptop mỏng, nhẹ
Nhược điểm
– Giá thành cao
– Khó gia công
– Nặng hơn chất liệu nhựa
– Có thể bị rò rỉ điện, gây giật nhẹ
– Dễ trầy xước, móp méo khi va chạm mạnh
3Chất liệu khác
Magie và hợp kim Magie: Magie cho độ bền cao, tản nhiệt tốt và chỉ nhẹ bằng 2/3 nhôm. Các laptop cao cấp thường sử dụng Magie hoặc các hợp kim như Nhôm Magie, Carbon Magie tạo nên vẻ cao cấp, sang trọng cho chiếc máy.
Vải Alcantara: là một chất liệu mới, có khả năng chống nước, chịu lực tốt, chống bám bẩn, độ bền cao. Chất liệu này ra mắt lần đầu tiên trên chiếc laptop Surface Pro 2017 của Microsoft.
Chất liệu xa xỉ: Một số laptop với phiên bản giới hạn được làm từ các chất liệu đặc biệt như vàng, đá quý, gỗ tự nhiên, da động vật,… với mức giá lên đến hàng trăm ngàn USD.