Trong một thị trường nơi mà sản phẩm phải mang đến những giá trị ngày càng to lớn và thiết thực hơn mỗi năm, thì một định dạng video chia đôi độ phân giải và giảm hiệu suất ánh sáng (bằng cách buộc người xem phải đeo kính) như 3D làm thế nào để có thể “sống sót”?
Bây giờ, chúng ta có thể bắt đầu viết “cáo phó” cho nó. Theo một báo cáo mới đây của tạp chí Forbes, cả Samsung và Philips (hoặc ít nhất là đại diện tại châu Âu của 2 hãng này) đã tuyên bố ý định là sẽ không có tính năng 3D trên bất kỳ tivi nào của họ năm 2016. Nhà chiến lược sản phẩm của Philips Danny Tack thậm chí còn mạnh dạn phát biểu “3D đã chết” trong một sự kiện gần đây tại Bỉ.
Đây thực sự không phải là một bất ngờ. Vizio đã bỏ rơi 3D từ đầu năm 2015 và nhiều tivi LG năm 2016 sẽ bao gồm chức năng 3D được kết chuyển từ năm ngoái. Sony không còn xuất hiện để theo đuổi 3D cho tới thời điểm hiện tại, và trong khi Panasonic vẫn đang thử nghiệm chức năng không gian 3 chiều cũ, họ có thể sẽ rời khỏi thị trường Hoa Kỳ trong năm nay.
Trong khi đó, 3D cũng có thể quay trở lại dưới hình thức không cần kính, theo ý kiến cá nhân người viết, công nghệ này sẽ không “chết” hoàn toàn mà có thể sẽ được thay thế bằng một công nghệ khác tốt hơn. Bởi theo cách nó hoạt động, định dạng 3D hiện nay cắt giảm một nửa độ phân giải các nội dung, gửi từng hình ảnh đến mỗi mắt. Sự phân cực của kính 3D cũng (nói chung) làm tối hình ảnh và giảm độ tương phản.
Các chức năng cơ bản của 3D đi ngược với những nỗ lực phát triển và thúc đẩy các nội dung và khả năng hiển thị chuẩn HDR (dải tương phản động mở rộng). Vượt trội so với 3D, HDR là bước tiếp theo trong công nghệ hiển thị hình ảnh, bao gồm sự cải tiến về độ phân giải, màu sắc, độ tương phản và độ sâu hình ảnh.
Các nhà sản xuất như Philips và Samsung sẽ tập trung toàn bộ vào công nghệ HDR thay vì tiếp tục hỗ trợ 3D, và chúng ta thực sự không thể trách họ được. Công nghệ HDR trông thật tuyệt hảo, dù có hay không có kính hỗ trợ.
(Tham khảo: televisions.reviewed.com)
Siêu thị Điện máy XANH