Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy bơm nước với nhiều mẫu mã, chủng loại, chức năng,… khác nhau. Vậy đâu là chiếc máy bơm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn? Điện máy XANH sẽ tư vấn cho bạn trong bài viết dưới đây.
1Các loại máy bơm nước phổ biến hiện nay
Trước khi đi vào chi tiết cách chọn từng loại máy bơm phù hợp với nhu cầu sử dụng, hãy cùng điểm qua các loại máy bơm nước phổ biến trên thị trường hiện nay nhé.
Máy bơm nước tăng áp
Máy bơm tăng áp là loại máy bơm được sử dụng cho mục đích tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống, làm cho nước chảy ra các đầu vòi sử dụng được mạnh hơn, nhiều hơn.
Máy bơm tăng áp thường được sử dụng là loại máy bơm tự động. Khi người dùng mở bất kì 1 vòi nước nào để lấy nước sử dụng thì máy bơm sẽ tự động bật và tạo ra áp lực đẩy dòng nước đi mạnh hơn đáp ứng mong muốn của người sử dụng. Và khi người dùng đóng vòi lại thì máy bơm cũng tự động tắt.
Máy bơm tăng áp được sử dụng khi áp lực nước yếu không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình, đặc biệt như nhà hàng khách sạn cần sử dụng nước với số lượng lớn.
Máy bơm tăng áp cũng được sử dụng để tăng hiệu quả làm việc cho các loại máy móc như máy giặt, máy nước nóng năng lượng mặt trời, bình nước nóng lạnh,…
Xem thêm: Máy bơm nước tăng áp là gì? Sử dụng trong trường hợp nào?
Máy bơm nước đẩy cao
Máy bơm nước đẩy cao là dòng bơm dân dụng, được sử dụng nhiều trong việc bơm nước từ giếng đào hoặc từ bể ngầm dưới mặt đất lên bồn cao, bơm nước tưới tiêu, sản xuất, đồng thời có thể sử dụng cho việc đẩy nước lên các nhà có nhiều tầng lầu. Bơm đẩy cao có thể bơm lên được độ cao trên 40m.
Loại máy này đảm bảo cho dòng nước lưu thông ổn định và có thể lọc nước sạch để đảm bảo cho sức khỏe cho người tiêu dùng.
Xem thêm: Máy bơm nước đẩy cao là gì? Khi nào nên sử dụng?
Máy bơm nước ly tâm
Máy bơm ly tâm là loại máy bơm công nghiệp thuỷ lực cánh dẫn, hoạt động trên nguyên tắc của lực ly tâm, nước được đem vào tâm quay của cánh bơm và nhờ lực ly tâm, và đã được đẩy văng ra mép cánh bơm. .
Với cấu tạo đặc biệt, máy bơm nước ly tâm có những ưu điểm vượt trội là công suất rất lớn, ít xảy ra xung động đường ống nên thường được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá chất.
Bơm ly tâm được sử dụng để bơm và vận chuyển những chất lỏng có độ nhớt thấp như nước ngọt, nước biển.
Máy ly tâm sử dụng trong các hệ thống không yêu cầu cột áp cao nhưng cần có lưu lượng đều và lớn, điển hình như các hệ thống làm mát trong những phòng làm lạnh, trong PCCC, bơm cứu hỏa hay sử dụng bơm tưới trong ngành nông nghiệp và trồng trọt.
Xem thêm: Máy bơm nước ly tâm là gì? Khi nào nên sử dụng?
Máy bơm nước chân không
Máy bơm chân không là một loại máy có thể bơm được cả nước và không khí. Cụ thể, đây dòng máy bơm nước gia đình cỡ nhỏ có khả năng bơm hút chân không ở một mức độ nhất định dùng để bơm nước sạch hoặc chất lỏng khác tương tự nhưng không phải là hóa chất ăn mòn.
Hiệu quả sử dụng máy bơm nước chân không cao hơn các dòng máy bơm khác, có thể sử dụng dòng bơm này với cả các ứng dụng dân dụng và các ứng dụng công nghiệp.
- Trong các hộ gia đình, máy bơm chân không được sử dụng làm bơm tăng áp, hút nước từ bể ngầm hoặc đường ống và đẩy lên bể chứa trên cao.
- Trong nông nghiệp, máy bơm chân không dùng để hút giếng, tưới tiêu và phục vụ các công việc cần máy bơm khác.
Xem thêm: Máy bơm chân không là gì? Nguyên lý hoạt động của máy bơm chân không
2Các tiêu chí cần biết khi chọn mua máy bơm nước
Công suất bơm
Công suất máy bơm quyết định cường độ nước mạnh – yếu, vì vậy đây là 1 trong những điểm quan trọng cần lưu ý khi mua máy bơm nước.
Xem thêm: Công suất máy bơm nước là gì? Nên mua công suất bao nhiêu là phù hợp?
Lưu lượng tối đa
Là lượng nước mà máy bơm vận chuyển trong một đơn vị thời gian – tính bằng m3/giờ hoặc lít/phút,…
Chiều cao đẩy
Độ cao của mực nước thường ghi là H, có máy ghi là Hmax, Total H, tức là độ cao mà máy có thể hút từ mặt nước, giếng, hồ, bể chứa,… Đây là độ cao tối đa nào đó mà máy vận chuyển nước lên bể chứa phía trên cao, tính theo chiều thẳng đứng.
Thông thường, máy bơm không đưa nước đạt được đến độ cao như ghi ở máy mà chỉ đạt được khoảng 70%.
Chiều sâu hút
Là độ sâu mà máy bơm hút được nước tình từ mặt nước đến tâm cánh quạt của bơm. Bạn nên đặt máy càng gần mặt nước càng tốt, bởi trên thực tế độ sâu sử dụng thường nhỏ hơn ghi trong máy.
Nếu như các loại máy bơm thông thường khi hút ở khoảng 8 – 9 mét thì bắt đầu xuất hiện các hiện tượng không hút được. Đây được đánh dấu là giới hạn xâm thực, có sự xuất hiện của các bọt khí. Điều này, về cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng bơm nước.
3Tư vấn mua máy bơm nước theo nhu cầu sử dụng
Máy bơm nước phục vụ trong gia đình
1. Máy bơm nước cho căn hộ chung cư, nhà cao tầng
– Các căn hộ chung cư, nhà cao tầng phải đưa nước lên cao nên người ta thường sử dụng máy bơm nước đẩy cao.
– Bơm nước cao tầng chủ yếu được thiết kế là dòng máy bơm trục đứng, có khả năng hút và đẩy nước nhanh chóng với tốc độ vòng quay lên tới 2900 vòng/ phút. Máy bơm trục đứng hiện nay được được sử dụng nhiều là các thương hiệu như máy bơm Matra, Pentax, Saer,…
+ Đối với nhà ở cao 3 – 4 tầng, có lưu lượng nước theo nhu cầu thông thường khoảng 45 lít/phút, nhà có nhiều tầng hơn thì có lưu lượng nên cao hơn 1 chút. Vì vậy bạn nên chọn máy bơm nước đẩy cao có cột áp trung bình 45m, công suất khoảng 200 W – 350 W. Trong trường hợp này thì máy bơm nước Panasonic GP-350JA 350W có lưu lượng nước 45 lít/phút và cột áp 45 m sẽ phù hợp nhất.
+ Đối với nhà cao từ 2 – 3 tầng thì chọn loại máy bơm nước đẩy cao có công suất khoảng 125W. Như máy bơm nước Panasonic GP-129JXK có lưu lượng nước 30 lít/phút và cột áp 39m sẽ phù hợp trong trường hợp này.
+ Đối với những nhà có chiều cao từ 6 tầng trở lên thì sẽ cần loại máy bơm có công suất lớn hơn, hoặc có thể phải dùng đến máy bơm qua trạm.
2. Chọn máy bơm nước cho gia đình có nguồn nước yếu
Máy bơm tăng áp là lựa chọn phù hợp cho gia đình có nguồn nước yếu. Máy bơm tăng áp giúp gia tăng áp lực nước trong đường ống giúp bạn điều hòa nguồn nước ổn định cho hệ thống các vòi nước trong nhà.
Máy bơm tăng áp là sản phẩm công nghệ tiên tiến với các tính năng như tích hợp rờ le nhiệt, tự động đóng ngắt máy khi nhiệt độ thân máy quá cao nhằm đảm bảo tuổi thọ của máy và sự an toàn cho người sử dụng, máy bơm hoạt động theo nguyên tắc đóng mở của vòi nước, rất tiện lợi và hiệu quả.
Ngoài ra, nhiều gia đình không ít trường hợp đặt máy giặt, bình nước nóng,… và bồn nước cùng trên tầng sân thượng, hay vị trí giữa thiết bị và bồn nước ngang bằng nhau, khiến cho tình trạng áp suất nước thấp, không đủ lượng nước để cung cấp vào máy.
Vì vậy, bạn cần hỗ trợ thêm máy bơm tăng áp cho các thiết bị này. Tuy nhiên, nên chọn các mẫu máy bơm có áp lực không quá mạnh vì có thể làm hư hỏng thiết bị. Ngoài ra trong trường này, những máy bơm tăng áp mini cũng là những lựa chọn đáng cân nhắc.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất máy bơm tăng áp để lựa chọn như Wilo, Pentax, Panasonic,…
Máy bơm nước phục vụ trong nông nghiệp
1. Máy bơm trong hệ thống tưới tiêu tự động:
Để chọn máy bơm cho hệ thống tưới tiêu tự động ta cần lưu ý đến những tiêu chí sau:
– Lưu lượng nước cần tưới: Tùy vào diện tích vườn cần tưới nước mà ta chọn máy bơm nước đáp ứng đủ lưu lượng nước tưới. Giả sử chúng ta tưới hồ tiêu diện tích 1 ha bằng béc tưới Nelson R33 – họng xanh.
Một héc có thể chia thành 4 lần tưới, mỗi lần 2,5 sào (2.500 m2). Theo tính toán, lưu lượng tưới cho 1 ha trên 1 giờ là 72 m3. Vậy 2,5 sào cần lưu lượng tương ứng 18 m3/ giờ.
– Áp suất nước: Mọi thiết bị tưới đều cần một mức áp suất nhất định để có thể hoạt động. Giả sử béc Nelson R33 nói trên cần cung cấp mức áp suất 3.5 bar để hoạt động tối ưu.
Đồng thời tổn thất áp suất trên hệ thống đường ống là 0,25bar. Vậy máy bơm cần tạo ra áp suất: 3,5bar + 0.25bar = 3.75 bar (tương đương cột áp 37.5m).
Từ 2 phân tích trên, chúng ta cần chọn máy bơm có công suất đủ lớn để bơm tạo áp suất 3.75 bar tại lưu lượng hoạt động 18 m3/giờ.
Vì máy bơm chỉ hoạt động ở mức 75% công suất thiết kế nên chọn máy bơm có công suất lớn hơn 5 HP để máy họat động tốt nhất cho hệ thống tưới tự động.
– Nguồn điện: Nếu là nguồn điện 1 pha (nguồn điện ta sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày) thì có thể chỉ chạy được máy bơm tối đa 3 HP. Có một số bơm hỏa tiễn nhập khẩu có thể đạt 10 HP chạy điện 1 pha. Bạn có thể sử dụng máy bơm chạy xăng hoặc dầu nếu nguồn điện không đủ để vận hành máy bơm công suất lớn.
– Loại máy bơm: Hiện có nhiều loại bơm như bơm hỏa tiễn, bơm ngang, bơm trục đứng,…căn cứ vào yêu cầu về lưu lượng, cột áp (áp suất), sau đó tra biểu đồ hoạt động của máy bơm để từ đó chọn công suất máy bơm phù hợp.
– Trường hợp máy bơm dầu, hoặc máy bơm không có chỉ số kỹ thuật: ta có thể dò ngược bằng cách sử dụng kết hợp đồng hồ đo lưu lượng và đồng hồ đo áp suất.
Cách dò: Đằng sau đồng hồ đo lưu lượng ta lắp một van xả nước để điều chỉnh mức xả khác nhau. Trước đồng hồ lưu lượng đặt đồng hồ đo áp suất.
Trong quá trình điều chỉnh van xả nước, ta quan sát kim đồng hồ đo áp suất. Khi đồng hồ đo áp chỉ vạch 3.75 bar thì dừng lại, sau đó quan sát đồng hồ đo lưu lượng và xác định xem 1 giờ bơm được bao nhiêu m3, từ đó xác định được máy bơm sẽ chạy được bao nhiêu béc, bao nhiêu diện tích.
Để đáp ứng các tiêu chí trên ta nên chọn loại máy bơm chuyên dụng để tưới tiêu có những ưu điểm sau:
– Có lưu lượng lớn và ổn định với cột áp không đổi.
– Kích thước nhỏ gọn, nhẹ.
– Tích hợp rờ le nhiệt, tự ngắt khi nhiệt độ lên quá cao tránh gây cháy nổ.
– An toàn khi hoạt động.
– Vòi nước phun lớn thuận tiện cho việc tưới cây trồng.
– Điều chỉnh lưu lượng đơn giản.
Tại thị trường Việt Nam, máy bơm tưới cây được nhập khẩu bởi các đại lý, các doanh nghiệp thương mại. Tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế mà lựa chọn máy bơm tưới cây của Italy (Pentax, Ebara, Zenit) hay máy bơm nước Đài Loan (NTP, APP, HCP) hoặc máy bơm nước Trung Quốc ( Lepono,CNP, Mastra, Lucky Pro).
2. Máy bơm nước trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi máy bơm nước thường được dùng để xịt rửa chuồng trại, bơm nước thải, bơm tháo nước trong nuôi trồng thủy sản,…
– Bơm xịt rửa chuồng trại: Để vệ sinh chuồng trại trong các trang trại chăn nuôi bạn nên chọn những dòng máy bơm cao áp. Máy bơm cao áp với khả năng phun rửa áp lực lớn sẽ giúp bạn vệ sinh chuồng trại một cách sạch sẽ và gọn gàng nhất.
Những ưu điểm của máy bơm cao áp cho các trang trại chăn nuôi:
+ Tiết kiệm nước.
+ Khả năng phun nước mạnh giúp tiết kiệm thời gian.
+ Nhỏ gọn dễ sử dụng, cấu tạo đơn giản, chất lượng tốt.
+ Họat động êm không gây tiếng ồn.
+ Lưu lượng nước lớn.
Bạn có thể tìm mua máy bơm tăng áp của các hãng như Panasonic, NTP, Pentax, Teco,… có chất lượng tốt, giá cả phải chăng cho bạn lựa chọn.
– Bơm nước thải:
Nước thải trong chăn nuôi cũng như các loại nước thải nói chung thường có lẫn cặn bẩn, rác,… và môi trường nước axit gây ăn mòn mạnh nên phải sử dụng các loại bơm chuyên dụng để bơm hút, di chuyển chất thải lỏng.
Người ta thường sử dụng các loại máy bơm chìm được cấu tạo bằng thép không gỉ, hoặc gang xám có độ bền cao, chống ăn mòn và oxi hóa tốt, hạn chế sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến hoạt động của máy.
Một số loại máy bơm chìm như: máy bơm hút bùn, máy bơm chìm hướng trục, máy bơm đặt chìm,… Những loại máy bơm này hầu hết được thiết kế với kết cấu khá nhỏ gọn, đạt tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật đa dạng phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.
Giá thành của các sản phẩm này tuy ở mức cao nhưng bù vào đó là hiệu quả máy đem lại và độ bền thì rất cao.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, dòng sản phẩm máy bơm nước thải rất đa dạng và phong phú, nhiều thương hiệu, mẫu mã khác nhau và ngày càng được cải thiện hơn về mặt chức năng. Nổi bật nhất có thể nói đến là dòng bơm chìm nước thải Tsurumi, máy bơm Ebara và máy bơm Pentax.
– Bơm xả nước đồng ruộng hoặc trong nuôi trồng thủy sản:
Vào mùa mưa hoặc khi cần tháo nước đồng ruộng, tát ao, hồ,… trong nuôi trồng thủy sản bạn cần một máy bơm có lưu lượng nước lớn, bơm nước nhanh để tránh ngập úng và tiết kiệm thời gian.
Bạn có thể tham khảo một số máy bơm chuyên dụng của Pentax, Lepono (LEO), NTP,…
Xem thêm:
- Cách sử dụng máy bơm nước bền bỉ, hiệu suất cao
- Những tiêu chí cần lưu ý khi chọn mua máy bơm nước cho gia đình
Bài viết trên hướng dẫn các bạn chọn mua máy bơm nước phù hợp với nhu cầu sử dụng, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi cần mua máy bơm nước nhé!