Bạn tìm hiểu các thông tin về máy giặt nhưng vẫn chưa có thông tin nào làm rõ được cho bạn làm cách nào để phân biệt máy giặt lồng đứng, lồng ngang và lồng nghiêng để bạn có thể chọn lựa cho mình một loại máy giặt phù hợp. Hôm nay, Điện Máy Xanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại lồng giặt được trang bị trên các máy giặt hiện nay.
Máy giặt lồng đứng
Là dòng máy giặt ra đời đầu tiên, có mặt rộng rãi trong đa số mọi gia đình Việt Nam thời gian trước và hiện nay. Do ra đời trước nên so với hai dòng còn lại thường ít tính năng hơn.
Ưu điểm:
- Máy giặt có nắp mở rộng lên phía trên, thuận tiện thao tác.
- Giá thành thấp.
- Diện tích máy gọn, thích hợp với gia đình có diện tích hẹp.
- Bảng điều khiển dễ sử dụng.
- Có thể cho thêm quần áo vào lồng giặt trong quá trình giặt.
Nhược điểm:
- Quần áo dễ bị hư hỏng, dãn khi giặt nhiều lần.
- Quần áo dễ bị sờn rách, co xoắn vào nhau sau khi vắt, gây nhăn và khó phơi.
- Tốn nước và điện nhiều.
- Quần áo vẫn còn ẩm nước sau khi vắt.
- Không có nhiều chế độ giặt khác nhau.
- Máy dễ rung lắc khi vắt.
Máy giặt lồng đứng thường được lắp đặt lồng giặt xoay đảo chiều hoặc xoay tròn khiến tốc độ vắt của máy khó đạt quá 800 vòng/phút. Đây là lý do khiến máy giặt lồng đứng thường không đạt được kết quả giặt tẩy như mong muốn, quần áo thường nhăn hơn, tốn nước hơn do phải làm đầy nước lại vào lồng giặt sau quá trình vắt. Máy giặt lồng đứng phù hợp với gia đình có diện tích nhỏ hẹp, ít sử dụng máy giặt trong sinh hoạt.
Máy giặt lồng ngang
Đây là một trong những loại máy được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhất vì đáp ứng được yêu cầu cả về tính năng và chất lượng của người tiêu dùng. Loại máy giặt này có lồng giặt đặt nằm ngang, một số máy có gắn thêm máy sấy hỗ trợ. Và thường loại máy giặt này có cửa máy giặt nằm phía trước.
Ưu điểm:
- Quần áo được giặt sạch, tránh bị hư hỏng quần áo nhiều.
- Thường có hỗ trợ thêm nhiều tính năng mà máy giặt lồng đứng không có.
- Tiết kiệm nước, điện năng, và xà phòng.
- Vắt cực khô.
- Máy chạy êm, hạn chế rung lắc.
- Quần áo không bị xoắn vào nhau trong quá trình vắt.
Nhược điểm:
- Diện tích đặt máy to. Chỉ thích hợp với gia đìnhcó diện tích rộng.
- Giá thành máy cao.
- Thời gian giặt quần áo thường lâu hơn máy giặt lồng đứng.
- Không thể thêm quần áo vào lồng giặt trong quá trình giặt.
So với máy giặt lồng đứng, tính năng ưu việt nhất của máy giặt lồng ngang là cơ chế giặt chuyển động xoay tròn nên không gây ra hiện tượng quần áo xoắn dính lại với nhau. Với máy lồng ngang, quần áo được làm sạch bằng tác chuyển động theo chiều thẳng đứng, tung lên hạ xuống và bằng ma sát với thành máy. Mức nước chỉ bằng 40% chiều cao của lồng giặt. Điều này đồng nghĩa với việc tiết kiệm được hơn 60% lượng nước, điện năng và bột giặt so với máy giặt lồng đứng cùng công suất.
Máy giặt lồng ngang có tốc độ quay rất nhanh, có thể lên đến 1800 vòng/phút (trong khi máy lồng đứng là khoảng 800 vòng/phút) khiến quần áo được vắt khô hơn, không phải phơi sấy lâu. Máy giặt lồng ngang có kích thước nhỏ hơn, nhưng lại có thể giặt được lượng quần áo nhiều hơn gấp rưỡi so với một máy giặt lồng đứng cùng công suất.
Cấu tạo của máy giặt lồng ngang phù hợp với những gia đình có vị trí đặt máy rộng, thuận tiện cho cánh cửa mở/đóng. Ngoài ra còn phù hợp với gia đình thường xuyên giặt máy, có tiêu chí tiết kiệm điện nước và đầu tư lâu dài.
Máy giặt lồng nghiêng
Máy giặt lồng nghiêng là loại máy giặt mới nhất trong 3 loại lồng giặt, vừa ra đời vài năm trở lại đây.
Ưu điểm:
+ Giặt sạch hơn: Máy giặt lồng nghiêng khi hoạt động sẽ tương tác với luồng nước theo 3 chiều. Đồ giặt sẽ chuyển động xoay vòng theo chiều đứng cùng với luồng nước tác động mạnh mẽ ở xung quanh giúp làm sạch và đánh bay hoàn toàn mọi vết bẩn. Tính năng lồng nghiêng còn giúp tăng hiệu quả giặt sạch.
+ Tiết kiệm nước: Máy giặt lồng nghiêng nếu so với máy giặt lồng đứng sẽ tiết kiệm hơn 10% lượng nước tiêu thụ. Do đặc thù lồng giặt nghiêng, nên chỉ cần một lượng nước vừa đủ là có thể tạo nên chuyển động, chứ không cần phải ngập hoàn toàn như máy giặt lồng đứng. Đồng thời với máy giặt lồng nghiêng, nếu sử dụng trong chế độ xả phun sẽ tiết kiệm được đến 22% lượng nước sau khi giặt.
+ Thiết kế lồng nghiêng thuận tiện lấy quần áo: Khi sử dụng máy giặt lồng nghiêng, bạn không cần phải khom lưng quá sâu để lấy quần áo. Do thiết kế lồng nghiêng, chỉ cần nghiêng người ở một mức độ nhất định là bạn đã có thể lấy quần áo ra bên ngoài vô cùng tiện lợi.
Đặc biệt loại máy giặt này còn có bộ phận tạo sóng siêu âm có khả năng tạo bọt khí, đường cấp nước giặt vào máy hòa tan nhanh xà phòng giúp cho việc thẩm thấu đồ giặt dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm điện.
Nhược điểm: khi vắt phát ra tiếng ồn hơi lớn.
Chất liệu lồng giặt
Ngoài ra, lồng giặt của máy giặt thường được làm bằng hai loại chất liệu là: lồng giặt bằng nhựa và lồng giặt bằng hợp kim không gỉ.
Lồng giặt bằng nhựa: Loại lồng giặt này thường được sử dụng với các loại máy giặt lồng đứng ngày trước. Chất liệu lồng giặt bằng nhựa giúp máy nhẹ, dễ di chuyển, chết liệu rẻ. Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy chất liệu bằng nhựa dể sinh ra vi khuẩn nếu lồng giặt của bạn không được vệ sinh đúng cách. Và độ bền kém.
Lồng giặt bằng hợp kim chống gỉ: Ra đời sau này, và ngày càng được các hãng máy giặt sử dụng nhiều hơn vì độ bền và sự tiện dụng, diệt khuẩn của nó. Với hợp kim chống gỉ, vi khuẩn khó sinh sôi, nãy nở hơn so với chất liệu bằng nhựa.
Trên đây là chia sẻ của Điện Máy Xanh về các loại lồng giặt hiện có trên các máy giặt hiện nay. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng, bạn có thể chọn cho mình một chiếc máy giặt phù hợp với gia đình của mình.
>>> Xem thêm: