Trên các dòng máy ảnh đời mới hiện nay có khá nhiều những công nghệ kết nối như Wifi, NFC, Bluetooth và cả GPS. Vậy chúng thực sự có công dụng gì? Hãy tìm hiểu bài viết để trả lời câu hỏi này nhé!
1Kết nối WiFi trên máy ảnh
Kết nối WiFi được trang bị từ lâu trên máy ảnh, với công dụng nổi bật là khả năng đồng bộ dữ liệu lên các dịch vụ lưu trữ đám mây, bên cạnh đó WiFi cũng dùng để chia sẻ file (hình ảnh, video) với các thiết bị khác hoặc dùng để điều khiển máy ảnh từ xa.
Nói về cách kết nối thì mỗi máy sẽ có thao tác khác nhau, tuy nhiên thông thường nếu máy ảnh của bạn có hỗ trợ WiFi thì chức năng này sẽ nằm trong menu điều khiển của máy và không quá khó để tìm thấy cũng sử dụng.
2Kết nối NFC trên máy ảnh
NFC là công nghệ kết nối các thiết bị di động nhanh nhất từng được biết đến. Với NFC bạn chỉ cần “chạm” máy ảnh lên bất cứ thiết bị nào bạn muốn kết nối, miễn là nó cũng hỗ trợ NFC.
Để sử dụng NFC, trước tiên bạn cần “chạm” máy ảnh với thiết bị có hỗ trợ NFC để xác nhận kết nối (từ cả 2 máy), sau khi kết nối thành công, bạn có thể dễ dàng chia sẻ hình ảnh, video đến thiết bị của mình hoặc điều khiển máy ảnh từ xa bằng thiết bị.
3Kết nối Bluetooth trên máy ảnh
Bluetooth cho hiệu quả kết nối tốt nhất khi ở tầm gần (khoảng 10m), với ưu điểm là kết nối luôn được duy trì, cùng mức tiêu thụ điện năng rất thấp. Công dụng chính của Bluetooth cũng là chia sẻ file với thiết bị khác và điều khiển máy ảnh từ xa.
Để sử dụng Bluetooth, bạn cũng cần bật bluetooth trên 2 thiết bị và kết nối như thông thường, sau đó kết nối này sẽ luôn được duy trì, bạn có thể truyền file, điều khiển bất cứ lúc nào mà không cần kết nối lại từ đầu như Wifi và NFC.
4Kết nối GPS trên máy ảnh
Đây là kết nối có công dụng khác biệt nhất so với những kết nối khác trên máy ảnh. GPS xuất hiện với mục tiêu ban đầu là ghi lại địa điểm mà tấm ảnh, video được chụp lại, được ghi lại, ngoài ra nó còn nhiều ứng dụng thú vị khác như:
– Quản lý hình ảnh tốt hơn, GPS cho phép bạn xem lại những bức ảnh theo từng địa điểm, xuyên suốt chuyến đi của bạn, thay vì một loạt các bức ảnh lộn xộn, khó chọn lọc theo thời gian hay chế độ chụp.
– Đặc biệt, GPS còn thể hiện thông tin khá chính xác và cụ thể, như: kinh độ, vĩ độ, độ cao, mã quốc tế UTC,…
– Hỗ trợ xem ảnh qua map (bản đồ) rất trực quan, bằng các gắn ảnh lên ứng dụng, trình duyệt có khả năng đọc thông tin GPS có trên bức ảnh (như Lightroom hay Flirk).
Việc kết nối GPS cũng khá đơn giản, sau khi kích hoạt GPS trong menu, chờ khoảng 30 – 60 giây để hoàn tất việc kết nối với vệ tinh, khi thành công, đèn tín hiệu GPS sẽ nhấp nháy.
Xem thêm:
- Máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh cơ là gì? So sánh máy ảnh cơ và máy ảnh kỹ thuật số.
- Các kích thước cảm biến máy ảnh phổ biến hiện nay.
- Tìm hiểu các chế độ lấy nét trên máy ảnh.
Nhìn chung, máy ảnh hiện nay thông thường đều hỗ trợ các kết nối tiện ích này, máy ảnh càng tiên tiến thì càng được hỗ trợ nhiều công nghệ hơn nhằm mang lại sự tiện lợi nhất cho người dùng. Bạn nghĩ sao về các kết nối này? Cùng chia sẻ ý kiến bên dưới nhé!